Trường dược ở Mỹ đang tăng trưởng quá nhanh?

Năm 2000, có 80 trường đào tạo ngành dược ở Mỹ. Đến năm 2014, đã có thêm 50 trường dược mới mở cửa. Purdue University, một trong những trường dược nổi tiếng đã theo dõi việc tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Họ thấy rằng năm 2008, mỗi tân dược sĩ có thể được đến 8 lời mời đi làm (job offer), đến đỉnh điểm là 12 job offer trong năm 2009. Đến năm 2013 thì con số này chỉ còn có 3 offer cho mỗi tân dược sĩ.

Trường dược trong những năm gần đây tăng trưởng ở mức độ chưa từng có.

SOP students.png

Có một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Pharmacy Times khảo sát sự tăng trưởng của trường dược trong thập kỉ vừa qua, mình đọc thấy thú vị và dịch vài ý chính ở đây cộng với ý kiến riêng của mình về vấn đề này. Nếu muốn tham khảo mọi người có thể đọc ở nguồn tại đây.

Theo như dự đoán của US Department of Labor, sự tăng trưởng về tỉ lệ việc làm cho dược sĩ từ năm 2014 đến 2024 chỉ có 3%. Giai đoạn đầu những năm 2000, số vị trí trống dành cho dược sĩ đạt đến 8% hoặc cao hơn. Đến năm 2004, con số đó đã tụt xuống còn 5%. Năm 2013, số vị trí dành cho dược sĩ ra trường trong các hệ thống bệnh viện đụng sàn chỉ còn 2.1%, theo như thống kê của the American Society of Health-System Pharmacists.

Tuy công việc ngày càng ít, nhưng hằng năm số sinh viên theo học ngành dược tiếp tục tăng mạnh từ giữa năm 2001 và 2009, với con số tăng trưởng từ 3.8% đến 10.7%. Mỗi năm trong khoảng thời gian 2005-2012, ít nhất 4 trường dược mới mở cửa. Còn các trường có từ lâu nay thì mạnh ai nấy tăng sĩ số sinh viên trong một khoá, cũng như đặt thêm trụ sở mới ở các thành phố khác. Nghiên cứu mới này sẽ đối chiếu sự gia tăng về chương trình đạo tạo dược so với các ngành professional doctoral degree khác như luật sư, nha sĩ, bác sĩ trong 20 năm trở lại đây (1995-2015).

Background: Professional Doctoral Degree là gì?

Để mọi người hiểu cơ bản hệ thống giáo dục các ngành này ở Mỹ, mình nói sơ lược một tí. Dù có chữ Doctor trong tên gọi, nhưng đây đều khác với PhD. Doctor ở đây chỉ terminal degree, tức là phải học đến cùng mới có thể hành nghề trong khuôn khổ.

  • Medical Doctor (MD): Bác sĩ. Thường được đào tạo ở allopathic Medical School trong 4 năm sau khi tốt nghiệp cử nhân. Hết Medical School, họ sẽ phải đi residency ít nhất 2-3 năm (tuỳ chuyên môn, có khi residency đến 5-7 năm). Sau residency nếu muốn đi chuyên môn thì có thêm fellowship.
  • Doctor of Osteopathic Medicine (DO): cũng là bác sĩ, nhưng được đào tạo theo một chương trình khác với MD (osteopathic medical school). Khi tốt nghiệp họ vẫn phải hoàn thành residency và vượt qua kì thi lấy bằng giống như MD. DO khác ở vài điểm như là khi chữa trị bệnh nhân họ còn thực hiện thêm các phương pháp trị liệu bằng tay (manual medicine) như massage therapy.
  • Doctor of Dental Surgery hay Doctor of Medicine in Dentistry (DDS hay DMD): Nha sĩ. Cũng giống như bác sĩ, sinh viên phải tốt nghiệp cử nhân trước rồi mới vào học trường Nha thêm 4 năm nữa mới có thể thành nha sĩ tổng quát. Còn tu nghiệp thêm về niềng răng, phẫu thuật thì phải tốn thêm vài năm sau khi tốt nghiệp.
  • Doctor of Pharmacy (PharmD): Như mình đã đề cập ở blog trước. PharmD là bằng cấp đào tạo dược sĩ duy nhất hiện nay để hành nghề ở Mỹ. Tất cả các trường dược đều cấp bằng PharmD, chứ không có dược trung cấp, cử nhân, thạc sĩ gì hết.
  • Juris Doctor (JD): Luật sư. Thường là chương trình 3 năm ở trường Luật sau khi tốt nghiệp bằng cử nhân.

Điểm chung của những bằng cấp trên là đều yêu cầu phải vượt qua kì thi licensing exam sau khi tốt nghiệp mới được cấp giấy phép hành nghề. Và khi đi làm thì phải theo học continuing education mỗi năm để đạt một số tín chỉ nhất định mới được tiếp tục giữ giấp phép hành nghề.

Kết quả của nghiên cứu trên 

Nghiên cứu cho thấy số lượng trường dược và sinh viên theo học ngành dược tăng nhiều hơn so với các ngành professional doctoral khác. Trong 18-20 năm gần đây,

  • Số lượng trường luật và trường y (MD) tăng khoảng 13%
  • Trường nha tăng 18%
  • Trường dược tăng 70%
  • Trường y (DO) tăng 76%.

figure 2_opt (1)

Tưởng như là nhiều, nhưng con số 76% tăng trưởng của DO school phải được hiểu trong tình hình ngành y hiện nay. Bác sĩ tốt nghiệp DO thường làm bác sĩ gia đình (primary care physicians), một mảng chính phủ Mỹ dự đoán sẽ cần nhiều nhân lực cho đến năm 2020. Bác sĩ DO hay làm ở vùng hẻo lánh, xa các thành phố lớn, nơi bệnh nhân rất cần, nên việc tăng trưởng sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ sức khoẻ của bệnh nhân.

Để mọi người hiểu thêm tầm quan trọng của việc tăng giảm số lượng trường đào tạo và khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp, hãy lấy ngành luật làm ví dụ. Bureau of Labor Statistics dự đoán giữa năm 2013-2020 sẽ có 74,000 công việc mới dành cho luật sư tốt nghiệp ở Mỹ. Tuy nhiên, cùng lúc đó sẽ có hơn 308,000 sinh viên tốt nghiệp Luật. Dự đoán hơi tối tăm này khiến cho số lượng người nộp đơn học luật ở Mỹ tụt 30,000 vào tháng 1 năm 2013- so với thời điểm năm 2012 là ít hơn 20% và 2010 là 38%. Vì thay đổi này mà cung và cầu trong ngành luật tự thích nghi điều chỉnh, và thời điểm này thì có khá hơn khi xưa. Nhưng cũng không ít luật sư mới ra trường vô cùng chật vật để tìm việc làm, và làm quần quật để giữ được chỗ.

RXTheo quan sát của mình thì từ vài năm nay ngành dược đang có nhiều khả năng suy thoái về cơ hội việc làm. Trong khi đó, các trường đào tạo thì chưa có dấu hiệu ngừng tăng trưởng vì sĩ số sinh viên tăng thì nguồn thu nhập cho trường cũng tăng. Và ở đây người Mỹ mượn tiền đi học (student loan) khá dễ dàng, nên nhiều người hi vọng đổi đời bằng cách làm dược sĩ rồi trả nợ sau. Vì những lí do trên, trừ khi mọi người ý thức được cơ hội tìm việc làm sau này và khả năng trả nợ, hay trường dược giảm số lượng sinh viên đầu vào, thì có thể vài năm tới tình hình sẽ càng xấu đi. Tuy nhiên, nhìn theo chiều hướng tích cực thì những thử thách này sẽ đẩy sự phát triển của dược sĩ theo nhiều hướng và ngành nghề khác nhau mà mình sẽ nghiên cứu và bàn thêm trong tương lai. Mình cũng sẽ đề cập đến những cân nhắc quan trọng cho dược sĩ đang học, sắp tốt nghiệp, và cho những bạn đang cân nhắc việc có nên theo học ngành dược hay không.

Mọi người cứ tự nhiên comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang nhé. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 
  1. With no control on student numbers, tomorrow’s pharmacists will have a bleak future. Luigi Martini. The Pharmaceutical Journal. [Link]
  2. Are Pharmacy Schools Growing Too Fast? Meg Crighton, PharmD. Pharmacy Times. [Link]

Photo: Featured Image, Pharmacy schoolRx

11 thoughts on “Trường dược ở Mỹ đang tăng trưởng quá nhanh?

  1. Chào chị, em thấy bài viết này của chị rất hữu ích. Em hiện đang là 1 college student phân vân giữa PharmD và MD. Theo như em thấy thì đúng là hiện giờ có quá nhiều trường dược nên yêu cầu đầu vào của PharmD nói chung đã trở nên rất thấp, không còn là 1 ngành nghề khó vào và kiếm được nhiều tiền như MD hay DDS nữa. Có rất nhiều trường dược nhận học sinh với average GPA là khoảng 3.0, trong khi đa số các trường MD hay DDS vẫn có mức average GPA là 3.6-3.8. Vậy theo chị thì với thực trạng như vậy PharmD còn là 1 bằng cấp worth pursuing nữa không? Cám ơn chị nhiều.

    Like

    1. Chào em. Trường dược đầu vào hiện nay ở các trường top hay lâu đời không thể gọi là “rất thấp”. Vẫn có thượng vàng hạ cám, các trường mới mở sau này hay for-profit school chưa được đánh giá cao. Tuy hiên nay chưa nhiều người quan tâm sinh viên tốt nghiệp ở đâu, nhưng nếu phải lựa chọn giữa hai ứng cử viên, công ty vẫn thường xem xét học bạ và chất lượng đào tạo của trường.
      Từ đó đến giờ PharmD lương vẫn đâu bằng MD hay DDS. MD và DDS có thể có private practice và earnings cao hơn nhiều, nên nếu quyết định đi học một trong những ngành này vì tiền là điều không nên. Bản chất các ngành này khác nhau, và tuỳ vào priority của mỗi người mà lựa chọn, như quality of life (MD sẽ thấp hơn vì làm vất vả hơn), có khả năng và kiên trì theo đuổi hay không (đâu phải ai muốn vào medical school cũng được và MD học 10+ năm lâu hơn PharmD và DDS), hay ý thích của mỗi người (có người sợ máu, hay không thích đụng bệnh nhân).
      Healthcare professions are always worth pursuing if one has genuine interest in helping people and think seriously about what they want to achieve 10 years down the road.

      Like

  2. Chào bạn, hiện mình đang học ngành Dược sĩ ở Việt Nam, vì học văn bằng 2 nên tuổi mình khá “già” rồi, đến lúc tốt nghiệp sẽ là 29 tuổi. Mình phân vân lắm về việc sẽ làm việc ở Việt Nam hay sẽ xin chuyển đổi ngành Dược ở Mỹ, cụ thể là ở Philadelphia.
    Có trường Dược nào ở Mỹ chấp nhận chuyển đổi môn học của Dược sĩ Việt Nam không bạn?
    Nếu không chuyển đổi mà theo học dạng du học thì mình phải mất bao lâu nữa để có được bằng PhD, tốt nghiệp rồi mình có thể xin việc làm ngay không? Bạn có thể do mình chút dự đoán về khoảng năm mình học xong PhD, ngành Dược ở Mỹ có bão hoà chưa, có khả năng sẽ thất nghiệp không?
    Mình còn muốn hỏi thêm nếu mình vừa học vừa làm (nail chẳng hạn) thì liệu có đủ đóng học phí? Mình có nơi ở tại Philadelphia rồi nên còn lo học phí và 1 phần tiền ăn nữa thôi.
    Mình cảm ơn bạn nhiều lắm!

    Like

    1. Cho mình sửa lại là mình muốn học bằng PharmD nha, mình đọc không kỹ nên đã viết sai, tệ quá!

      Like

      1. Chào bạn. Bạn đã đọc hai bài này chưa? Trong đây có nhiều thông tin có thể trả lời một số câu hỏi của bạn.
        https://thetinypharmacist.org/2016/01/28/hanh-nghe-o-my-con-duong-nao-cho-duoc-si-dao-tao-o-viet-nam/
        https://thetinypharmacist.org/2016/04/09/tim-hieu-truong-duoc-o-my/

        Nếu là người Mỹ, bạn có thể tìm được việc làm dễ hơn là người nước ngoài ở Mỹ bằng visa. Mình không đoán chắc được tương lai ngành dược cụ thể ra sao, nhưng có thể chắc là người ta thường ưu tiên tuyển người Mỹ và người học ở Mỹ nhiều hơn so với người nước ngoài vào, một phần chắc cũng vì tiếng Anh. Ngành dược trong vài năm nữa chắc cũng khó tìm việc hơn.

        Còn vừa học vừa làm chắc chỉ đủ thời gian làm part-time. Mà part-time thì chắc không trả nổi hết tiền học phí theo mình nghĩ.

        Cảm ơn bạn đã theo dõi blog. Chúc bạn may mắn.

        Like

  3. Chào em. Trước tiên, chị cảm ơn em vì những bài viết chứa rất nhiều thông tin hữu ích cũng như mang hiệu lực động viên rất lớn cho người đọc.
    Sau là câu hỏi của chị.
    Chị ttốt nghiệp trường ĐH Y dược TPHCM năm 2010 sau đó làm bên industry. Chị có chứng chỉ hành nghề đứng tên nhà thuốc như số đông. Chị đã đọc các chia sẻ của em, chị cũng vào trang chủ nabp và tìm hiểu về quá trình chuyển đổi. chị cảm thấy khúc mắc ở 2 chỗ Evaluation. GIai đoạn đầu tiên là Education Credential Evalulator ECE, thì không rõ đã có trường hợp thực tế nào tốt nghiệp ở VN, cụ thể là 2 trường ĐH lớn ở HN và HCM vượt qua giai đoạn này chưa. Chị xin phép nhấn mạnh ở đây là họ đánh giá case by case nữa. 2 trường ĐH này thì pass nếu chuyển bằng ở Canada và Úc, mà Mỹ thì chị đọc mãi chưa thấy nhân chứng sống. hy vọng là các anh chị đi trước bận rộn quá nên không chia sẻ chứ không phải là fail.
    Tiếp theo, sau khi đã đủ điểm FPGEE và TOEFL thì lại là 1 cái Final Evaluation nữa. Đoạn này mới nhức đầu nè. Chị mò trên mạng thì đọc được complaints của 1 số bạn Ấn, nói rằng họ đã vượt qua ECE, học fpgee tốn tiền và thời gian, đùng cái thì đoạn này rớt. Các complaints mà chị đọc được gồm:
    1 trường hợp bên Association trả lời rằng bằng cấp học tại nước ngoài MỸ của họ không ngang bằng với MỸ ( trong khi trước đó đã pass đoạn ECE )
    2-3 trường hợp bên Association trả lời rằng lack of experience of patient care at clinical pharmacy practice ( không biết nhớ đúng không ). giả sử với trường hợp này, mình quay về nước làm việc trong nhà thuốc một thời gian rồi apply tiếp được không nhỉ, với ECE, FPGEE và TOEFL đã có sẵn.
    Cảm ơn em lần nữa. Chúc em khỏe mạnh. Thành công thì dư rồi hihi.

    Like

    1. Chao chi Nuong Nguyen. Em ten Vu dang o Arizona. US. Em la motcommunity pharmacist va dang lam viec cho independent pharmacy (chain). Lam viec o store, cong viec tot va on dinh.. Em thay chi dang lam ben industry o vietnam mot thoi gian. Em khong co bat ky kinh nghiem nao ve nghanh duoc o vietnam nhung thay dang rat phat trien trong chuyen tham vietnam nam ngoai. Em thi dang phan van la co nen ve vietnam thu mot co hoi hay khong. Di nhien la neu chon ve vietnam thi se mat nhung thu da duoc tao dung o day. Neu chi co thoi gian ranh thi ket ban va chia se kinh nghiem. Email cua em la vuminh1978@yahoo.com. Cam on chi

      Like

    2. Chao chi Nuong Nguyen. Em ten Vu dang o Arizona. US. Em la motcommunity pharmacist va dang lam viec cho independent pharmacy (chain). Lam viec o store, cong viec tot va on dinh.. Em thay chi dang lam ben industry o vietnam mot thoi gian. Em khong co bat ky kinh nghiem nao ve nghanh duoc o vietnam nhung thay dang rat phat trien trong chuyen tham vietnam nam ngoai. Em thi dang phan van la co nen ve vietnam thu mot co hoi hay khong. Di nhien la neu chon ve vietnam thi se mat nhung thu da duoc tao dung o day. Neu chi co thoi gian ranh thi ket ban va chia se kinh nghiem. Email cua em la vuminh1978yahoo. Cam on chi

      Like

      1. Dùng để làm gì em? Làm ở cty dược sales/marketing/medical thì ok, còn nhà thuốc và bệnh viện chị không biết

        Like

Leave a comment