Lời khuyên nào cho các bạn dược sinh

Ở hai bài trước mình đã bàn về Trường dược ở Mỹ đang tăng trưởng quá nhanh?Hiện tại và tương lai của những mảng dược phổ biến. Tuy nhiên, đó không hẳn hoàn toàn mang ý tiêu cực. Nhìn về chiều hướng tích cực, tình trạng này sẽ thúc đẩy những người lãnh đạo đầu ngành đấu tranh hơn nữa cho quyền lợi của ngành dược trong tương lai. Về mặt cá nhân, bản thân mỗi dược sinh và dược sĩ cần có tầm nhìn xa, ý chí cầu tiến, và không ngừng hoàn thiện bản thân. Vì trong thời buổi xã hội và công nghệ phát triển không ngừng, nếu hài lòng đứng một chỗ nghĩa là bạn đã đi lùi trong cuộc tranh đua này.  

Nghề dược vẫn là nghề quan trọng và có chỗ đứng nhất định

US News & World Report, tổ chức chuyên đánh giá các trường từ đại học, cao đẳng, đến professional schools ở Mỹ, năm 2014 vẫn xếp hạng Dược sĩ đứng thứ 5 trong top 100 các ngành nghề và thứ 3 trong top các nghề y tế (healthcare) tốt nhất. Việc số lượng dược sĩ tăng mạnh không ảnh hưởng đến tầm quan trọng của ngành dược trong môi trường y tế nói riêng và việc xã hội vẫn cần dịch vụ cung cấp bởi những người dược sĩ nói chung.

Điều ảnh hưởng nhiều ở đây là cơ hội tìm việc làm cho sinh viên, sự tăng trưởng hay thoái hoá của lương bổng, và tính cạnh tranh ngày càng cao để tìm được một công việc tốt. Tuy nhiên, nếu người tìm việc chịu linh hoạt trong việc di chuyển sang những vị trí địa lý như thành phố, tiểu bang khác, thì có việc làm vẫn là điều trong tầm tay. Nhiều người trong ngành đã lâu và những người yêu ngành như mình vẫn cảm thấy đây là nghề đáng quý và trân trọng việc giúp đỡ bệnh nhân cũng như phát triển ngành y tế. Còn những bạn thích ngành dược chủ yếu vì nghĩ dễ tìm việc làm và được lương cao thì không sai, nhưng lựa chọn một ngành nghề CHỈ VÌ lý do lương bổng thì nên suy nghĩ lại trong thời buổi hiện nay vì khi bạn tốt nghiệp có thể thời thế đã khác.

Tương lai của tân dược sĩ sẽ ra sao?

  • Dược sĩ sẽ có nhiều trách nhiệm hơn trong việc điều trị và có khả năng kê đơn: Hiện nay ở Mỹ ngành dược đang tranh đấu để được quyền kê toa (prescribing authority). Nếu thực hiện được, dược sĩ sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa và có thể thay thế bác sĩ trong việc chăm sóc bệnh nhân về một số bệnh mãn tính thường gặp. Nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn hãy nói chuyện với người quen, giáo sư, hay dược sĩ đang làm việc trong môi trường ambulatory care để xem mình có phù hợp không và cần chuẩn bị những kinh nghiệm kĩ năng gì.
  • Dược sĩ nên nghĩ đến những môi trường hành nghề khác. Có rất nhiều các mảng mà sinh viên dược ít khi nghĩ tới, đến khi ra trường mới nhận ra mình nên tìm hiểu từ trước, như long-term care, dạng như retirement home (viện dưỡng lão), hospice (nơi chăm sóc những người bệnh giai đoạn cuối), hay infusion services (dịch vụ cung cấp thuốc truyền tĩnh mạch tại nhà).

Infusion_Services_Hero_450x284.jpg

Các công ty bảo hiểm sức khoẻ (insurance company hay managed care organization) cũng luôn cần dược sĩ. Trách nhiệm của họ là xem xét nhiều loại thuốc khác nhau trên thị trường để quyết định xem bảo hiểm sẽ trả cho thuốc nào, trả bao nhiêu phần trăm, thuốc nào tốt hơn hay rẻ hơn thì sẽ được ưu tiên, v.v Và để đưa ra những quyết định quan trọng có tầm ảnh hưởng đến hàng triệu bệnh nhân mua bảo hiểm, tất nhiên những công ty này sẽ cần dược sĩ. Dược sĩ được đào tạo chuyên sâu về thuốc mới có thể hiểu hết được dữ liệu, bệnh lý mà giúp đưa ra quyết định.

  • Dược sĩ nên nghĩ về các cơ hội trong công ty dược (pharmaceutical industry): Cơ hội cho dược sĩ trong pharmaceutical industry nhiều vô cùng (như Medical Affairs, Regulatory Affairs, Sales & Marketing, v.v), nếu bạn thật sự giỏi và đam mê. Mình sẽ viết thêm về các cơ hội thú vị trong công ty dược ở một blog khác.
  • Nghĩ xa hơn nữa ngoài ngành dượcThink outside the box. Ngoài những bộ phận trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hay trong công ty dược, có rất nhiều các công ty khác trân trọng tài năng và sự đào tạo của dược sĩ. Ví dụ như những công ty tài chính mua bán cổ phiếu của các công ty dược và biotechnology (investment bank hay hedgefund) cần người phân tích dữ liệu (analyst) có thể hiểu giá trị của các thuốc đang được nghiên cứu. Ngoài ra còn có các công ty cung cấp dịch vụ cho công ty dược như medical communications agency, medical publications agency (dược sĩ là người giúp viết các nghiên cứu để đăng kí xuất bản, giống người viết thuê), hay marketing agency cũng cần người am hiểu về thuốc để giúp tạo nên chương trình quảng cáo hiệu quả.

Lời khuyên gì cho các bạn dược sinh?

selfieHãy lạc quan nếu bạn tin rằng con đường mình đã chọn là đúng. Và nếu đã chọn, thì hãy lao động và học tập hết mình để chuẩn bị khả năng cần thiết và nổi bật, tăng giá trị của bản thân trong quá trình tìm kiếm việc làm trong tương lai (maximize marketability). Đây không chỉ là suy nghĩ của riêng mình mà còn nằm trong bài phỏng vấn một bác dược sĩ lâu năm trên Medscape Pharmacists năm 2014. Một khi đã khoác lên mình chiếc áo trắng thì phải biết hết mình cố gắng vì bệnh nhân, vì ngành y tế.

Hãy học tập chăm chỉ và vì bạn yêu thích ngành của mình, chứ đừng cố gắng vừa đủ nhằm vượt qua kì thi. Hồi mình đi học, tiêu chuẩn để pass exam thường là 70-75%. Nếu chỉ muốn vượt qua, thì mình có thể làm sai 25-30% bài kiểm tra. Tuy nhiên khi nhìn xa hơn, mình đâu muốn 100 bệnh nhân mình theo dõi thì 25-30 người gặp nguy hiểm vì kiến thức mình lủng lỗ do học vừa đủ để đối phó? Ngoài việc học tập, các bạn còn phải hiểu biết và năng nổ tham gia các hoạt động, tổ chức trong ngành, để bảo vệ ngành nghề của chúng ta và đấu tranh cho quyền lợi của dược sĩ trong tương lai.

You-Reap-What-You-Sow.Khi đi thực tập IPPE hay APPE là cơ hội để dược sinh chứng tỏ bản thân từng ngày từng giờ, dọn đường cho tương lai người ta muốn mời bạn quay lại làm chính thức. Không ai không để ý và trân trọng một tinh thần tích cực, khả năng làm việc chung với mọi người, làm việc cật lực vì bệnh nhân. Mình đã gặp nhiều em sinh viên đi thực tập đối phó vì lười hay không quan tâm. Họ thiếu tầm nhìn xa là sau này 2-3 năm sau quay lại, có thể chính mình là người phỏng vấn khi họ tìm việc làm, và mình đã thấy con người thật và tinh thần làm việc thiếu thốn của họ ra sao. Đến lúc đó thì đã quá muộn. Tóm lại là trong hoàn cảnh nào cũng đều phải cố gắng hết mình.

Gieo gì gặt nấy.

Nếu bạn gieo nhiệt huyết và mầm kiến thức vững chắc từ hôm nay thì chắc chắn sẽ không phải hối hận, mà lại gặt hái được một nghề đáng quý, một tương lai tốt đẹp. Chúc các bạn nhiều dũng khí và may mắn trên con đường đã chọn nhé.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

The Future of Pharmacy Jobs – Will It Be Feast or Famine? Darrell Hulisz, PharmD; Daniel L. Brown, PharmD. Medscape Pharmacists. [Link]

Photo credit: Featured imagePharmacy studentsReap what you sow

Bài liên quan

6 thoughts on “Lời khuyên nào cho các bạn dược sinh

  1. Chào chị, cám ơn chị về bài viết này. Tuy nhiên khi em lên US News để tìm full ranked list of best jobs thì không thấy Pharmacist được ranked cao như chị nêu trong bài. Cụ thể trong 100 Best Jobs thì Pharmacist đứng thứ 36 (source: http://money.usnews.com/careers/best-jobs/rankings/the-100-best-jobs), còn trong Best Healthcare Jobs thì Pharmacist đứng thứ 21 (source: http://money.usnews.com/careers/best-jobs/rankings/best-healthcare-jobs). Mong chị dẫn sources của những claims mà make trong bài. Cám ơn chị.

    Like

    1. Chao em. Day la chi source tu bai phong van Dr. Brown tren Medscape Pharmacists nam 2014. Con so moi nam moi khac, nen chi co de ro la 2014, va y kien cua Dr. Brown. Chi chua co thoi gian research de viet mot bai moi from scratch ve ranking hien nay va y kien cua nguoi trong nganh ve ranking moi.

      Tuy nhien nhung y kien cua chi trong bai thi van khong thay doi. Neu da chon nganh vi y thich va dam me thi duoc si van chua den noi that nghiep va luong van con kha so voi nhieu nganh tu nam 2014 den bay gio.

      Source nam o cuoi bai kem Link. Cam on em da theo doi.

      Liked by 1 person

  2. Đọc những bài viết của chị, em thấy rất hay và bổ ích. Nói thật là em đang học năm 4 nhưng vẫn chưa có định hướng nghề nghiệp gì cả. Xấu hổ quá. Chị ơi cho em hỏi nếu tốt nghiệp đại học trong nước và muốn học tiếp ở nước ngoài thì có khả thi không ạ. Em rất biết ơn nếu được nhận được lời khuyên của chị. Em cảm ơn.

    Like

  3. Mùa Fall này em sẽ bắt đầu học dược. Em thật sự rất rất cảm ơn chị về bài viết này, và cả những bài khác của chị em đều đã đọc và cảm thấy rất bổ ích. Cảm ơn chị đã bỏ công sức và thời gian để tổng hợp những thông tin liên quan đến ngành dược và chia sẻ cho em và những ng quan tâm tới ngành này. Em đã rất phân vân và có 1 thời gian hơi suy sụp khi đi đâu ai cũng khuyên học ngành khác đi vì dược ra sẽ ko có tương lai, nhưng em tin vào con đường mà em đã chọn thông qua những thông tin em tìm hiểu cộng với đọc blog của chị. Chúc chị nhiều sức khoẻ và niềm vui!

    Like

    1. Cảm ơn em đã theo dõi. Chị cũng hay nghĩ về việc ngành dược bão hoà và liệu có nên khuyên các bạn khác đi học dược nếu họ thật sự yêu thích. Theo chị thì những lời tiên đoán gloomy khi chị còn đi học thật ra qua 5-7 năm nay không thành hiện thực ghê gớm. Ngành dược tuy không tăng trưởng mạnh nhưng vẫn còn cơ hội cho những ai có hoài bão, chịu khó, và nắm lấy cơ hội. Chúc em nhiều may mắn 🙂

      Like

Leave a comment