Du học Mỹ: Bảo hiểm sức khỏe- Đáng sợ hay hữu ích?

pricey health insuranceKhi sống một mình, điều mình sợ nhất là bị bệnh. Sợ bệnh là một chuyện, sợ tiền chi phí mới khủng khiếp hơn. Nếu ai có họ hàng ở Mỹ có lẽ đã từng nghe kể về việc bảo hiểm sức khỏe tốn kém như thế nào, mỗi lần bệnh là tốn trăm đô nghìn đô. Ở đây mình muốn chia sẻ kiến thức hữu dụng cho các bạn đang du học ở Mỹ, để mọi người hiểu biết và tận dụng dùng bảo hiểm, đỡ phí tiền bỏ ra.

Bảo hiểm đôi khi bắt buộc phải có, nên mình cần tận dụng

Bạn có biết là đôi khi tiền học đã bao gồm cả bảo hiểm sức khỏe không? Bạn có biết bảo hiểm cho mình những lợi ích nào, khi đi khám thì có phải trả tiền không? Có thì phải trả bao nhiêu? Còn thuốc thì sao? Nếu không biết, thì các bạn nên hỏi trường để có brochure này nọ đọc cho biết phòng khi cần đỡ hoang mang. Bảo hiểm thường tốn ít nhất 2,000 đô trở lên một năm, nên bạn cứ tận dụng những dịch vụ được offer để giữ gìn sức khỏe.

Sử dụng thoải mái các dịch vụ trong trường

Đa số các trường đại học đều có Health Center nằm ngay trong campus. Thường thì bảo hiểm sẽ cover cho bạn những lợi ích và dịch vụ trong khuôn khổ của trường. Thế nên khi bị cảm, dị ứng, trầy xước, hay có gì khó ở cần gặp bác sĩ, bạn có thể đặt hẹn trước hay bước vào (walk-in) để được chăm sóc. Hơn nữa Health Center thường có vaccine các loại mà bảo hiểm đã trả, bạn chỉ cần vào hỏi. Như trường mình năm nào cũng có vaccine ngừa cúm (flu shot) miễn phí. Một số vaccine đặc biệt hoặc đắt hơn, có khi free, có khi bạn phải trả một phần.

apple.pngNgoài những dịch vụ thường gặp, Health Center ở trường còn cung cấp xét nghiệm cho bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD testing) miễn phí nếu có bảo hiểm. Còn nếu bạn không muốn ai biết về việc mình xét nghiệm (như gia đình nhận được bill), thì có thể tự trả một khoản nhỏ để xét nghiệm. Hơn nữa, trường còn có therapist/counselor để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên. Ai cũng biết môi trường đại học nhiều stress, xa gia đình nhiều khi sinh viên khó thích nghi. Nên nếu bạn cảm thấy trầm cảm, hay nhiều lo lắng quá mức, có thể liên hệ với trường về những dịch vụ này.

Các dịch vụ sức khỏe ngoài trường 

Những gì ngoài khả năng chăm sóc của Health Center, trường sẽ chuyển bạn lên bệnh viện gần đó mà trường có liên hệ. Thường thì khi vào bệnh viện, bạn sẽ phải trả co-insurance khoảng từ mười đến mấy chục phần trăm (tùy bảo hiểm tốt hay không). Ví dụ như bạn bị viêm ruột, người ta cho nhập viện, truyền thuốc kháng sinh tĩnh mạch, xét nghiệm này nọ, nằm một đêm rồi về. Bill cho tất cả những thứ kể trên có thể là 8,000 đô (mình không hề phóng đại). Và co-insurance là 20%. Nghĩa là vài tuần sau đó, bạn sẽ có bill từ bệnh viện là bạn nợ 1,600 đô. Bạn sẽ trả tiền trực tiếp cho bệnh viện chứ không phải cho bảo hiểm, vì bảo hiểm đã trả phần còn lại rồi. Nhưng có thể bạn sẽ nhận được nhiều bill: từ ông bác sĩ, từ anh chụp x-quang, từ bộ phận xét nghiệm máu riêng, v.v là chuyện bình thường.

ER room

Còn trong trường hợp emergency thì sao? Thì bạn sẽ đến Phòng cấp cứu (Emergency Room hay ER) ngồi chờ ít nhất vài tiếng (từ “cấp cứu” ở đây nghĩa hơi thoáng…). ER ở Mỹ thường quá tải (chưa đến nỗi như VN), nhất là ở các thành phố lớn, nên ai cũng phải ngồi chờ rồi tùy bệnh nặng hay nhẹ mà được xem xét. Bạn mình bị viêm ruột thì ngồi ở Boston chờ 5-6 tiếng. Mình bị quả trứng gà nổ vào mặt thì chờ cũng 7-8 tiếng chỉ để gặp bác sĩ trong vòng 10 phút. ER thì khác một chút vì thường có co-pay cộng với co-insurance. Như mình phải trả 50 đô mỗi lần vào ER. Rồi tiền chi phí sau đó thì theo phần trăm co-insurance.

Annual Physical Exam & Travel Clinic

travel-health-medicine.jpgDưới 20 tuổi ít ai quan tâm đến việc khám sức khỏe thường niên. Vì thế ít ai biết là insurance cho phép mỗi năm một lần bạn đi khám tổng quát để phòng bệnh (preventive care). Có thể bạn phải ra ngoài trường tìm health clinic và bác sĩ, nhưng cũng không có gì khó. Annual physical exam bao gồm nghe tim, nghe thở, xét nghiệm máu (có thể bao gồm cholesterol), xét nghiệm HIV, bệnh tình dục (STDs), v.v. Bác sĩ hỏi có muốn các test đó không thì cứ ừ nếu được bao gồm. Chả hại gì. Các chị em phụ nữ 21 tuổi trở lên (đặc biệt nếu có quan hệ tình dục) thì nên tận dụng PAP smear exam để phòng ngừa ung thư cổ tử cung (cervical cancer). Insurance có cover dịch vụ này nếu bạn làm luôn một lượt khi khám tổng quát.

Một điểm lưu ý nữa là nếu bạn đi làm internship hay study abroad ở các nước kém phát triển thì nên ghé Travel Clinic hoặc Health Center trong trường để được tư vấn vaccine cần thiết và các thuốc phòng ngừa bệnh như sốt rét, sốt vàng da, v.v.

Prescription Medications (thuốc có kê toa)

Rx bottle 2.jpgHealth insurance thường bao gồm prescription drug benefit để bạn có thể mua thuốc ở nhà thuốc tây nếu có toa. Tùy vào loại thuốc và bảo hiểm của bạn mà co-pay (số tiền bạn phải trả khi mua thuốc sau khi trừ bảo hiểm) có thể là 2 đô, 10 đô, 20, 30, 50 đô. Mình thì hay dùng thuốc dị ứng thời tiết khi mùa xuân đến phấn hoa đầy trời. Thuốc nhỏ mũi co-pay khoảng $15, còn thuốc nhỏ mắt co-pay đến $40 vì một chai 5ml giá gốc $200! Các bạn nữ nếu cần thuốc tránh thai để giúp giảm đau bụng kinh hay các hình thức khác để tránh thai (contraceptives) nếu được bác sĩ kê thì đa số có thể lấy thuốc miễn phí nhé.

Mình đã học cả một khóa về Healthcare Systems & Insurance ở Mỹ mà vẫn vất vả mới hiểu được thông tin về mạng lưới chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm khi sống ở đây, thì có thể người thường sẽ không biết được những quyền lợi mà mình có khi mua bảo hiểm. Mỗi bang, mỗi trường sẽ khác nhau nên mọi người nhớ hỏi thông tin cần thiết trước khi sử dụng dịch vụ nhé.

Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Photo credit: Money signApple, Emergency roomTravel healthPrescription bottle

4 thoughts on “Du học Mỹ: Bảo hiểm sức khỏe- Đáng sợ hay hữu ích?

  1. Em không biết có phải vì trường em chỉ là community college nên không có Health Center không nữa? Insurance của trường em cũng khá kì, ngay cả tiêm vaccine hay flu shot gì cũng không trả một phần hay gì cả? Theo ý kiến của chị thì có phải insurance này có vấn đề gì hay tại em không hiểu không ạ? Insurance của trường em là của LewerMark ạ
    Em cảm ơn.

    Like

Leave a comment