Đau dạ dày và ợ nóng- Bạn có dùng đúng thuốc hay không?

Bệnh đau dạ dày (hay người miền Nam gọi là đau bao tử)/ợ nóng (heartburn)- Người bạn quen thuộc của sinh viên. Không biết bao đêm đột nhiên quằn quại, giật mình tỉnh giấc, hay đang lang thang trong thư việc, cơn đau bao tử ập đến. Người Việt mình lại thích ăn chua, nên vấn đề dư axit lại càng phổ biến.

Nguyên nhân và nguy hiểm

Chứng ợ nóng do chất acid của dạ dày tràn ngược lên thực quản gây nên. Hẳn bạn biết acid dạ dày rất mạnh (độ pH khoảng 1.5-3.5 khi đói) và có thể gây nguy hại nếu dạ dày không được một lớp màng đặc biệt bao bọc. Có nhiều lý do dẫn đến ợ nóng, đa phần là do thức ăn (chua, cay, nhiều dầu mỡ) hay thức uống (cà phê, trà, đồ uống có cồn). Nếu ợ nóng và đau dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến trào ngược bao tử (gastroesophageal reflux disease hay viết tắt là GERD) sẽ dẫn đến viêm loét thực quản và dạ dày!

Thuốc phổ biến dễ tìm 

Nếu ở một mình và không biết có những thuốc gì bạn có thể dùng, sau đây là những loại thuốc mua không cần toa (over-the-counter hay là OTC) bạn có thể tham khảo.

1. Antacid: trung hòa acid trong dạ dày. Antacid có tác dụng tức thời, uống vào khoảng 15-20 phút thì mình thấy đỡ ngay. Nhưng antacid chỉ là liệu pháp tạm thời, và nếu đau bao tử lâu ngày dẫn đến loét dạ dày/thực quản thì antacid không giúp chữa lành được.

Các loại antacid hay dùng là Alumium Hydroxide và Magnesium Hydroxide (Maalox, Mylanta) hay calcium carbonate (Tums). Tums thì hay có vị trái cây, viên nhai rồi nuốt không cần nước và cũng là nguồn cung cấp canxi nên một công đôi việc. Mình hay dùng Phosphalugel từ lúc còn ở Việt Nam, vì là chất lỏng nên tác dụng nhanh hơn một chút. Khi phải đi học hay đi công tác, trong túi xách lúc nào cũng phải mang theo một hai em để phòng thân đấy!
Tuy nhiên, không có cái gì dùng nhiều mà tốt cả. Chất Aluminum Hydroxide nếu dùng nhiều sẽ gây táo bón, và Magnesium Hydroxide thì ngược lại, gây tiêu chảy (các loại antacid có chứa canxi cũng có thể gây táo bón).

2. Thuốc đối kháng thụ thể H2 (H-2-receptor antagonists hay viết tắt là H2RAs): giảm acid trong dạ dày.
Các loại thuốc OTC có chứa H2 ở Mỹ có các hiệu Axid AR (nizatidine), Pepcid AC (chứa famotidine), Tagamet HB (cimetidine), Zantac 75 (ranitidine). H2RA có tác dụng chậm hơn antacid, nhưng thời gian hiệu quả dài hơn. Khi dùng các bạn nên cẩn thận vì dễ bị táo bón.

3. Thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors hay viết tắt là PPI): PPI giảm acid trong dạ dày thông qua hệ thống khác với H2RA và có tác dụng chậm hơn.
Nhà thuốc ở Mỹ có bán Prevacid 24HR (lansoprazole), Prilosec OTC (omeprazole), hay Nexium 24H (esomeprazole). Chỉ nên dùng PPI khi bạn có triệu chứng ợ nóng 2-3 lần một tuần trong vòng nhiều nhất 14 ngày. PPI không có tác dụng tức thì, nên bạn đừng ngồi chờ xem 15 phút sau có hết đau dạ dày hay ợ nóng hay không.

Nếu bạn không ở Mỹ, tên thương mại (brand name) của các thuốc trên có thể khác nhau. Nhưng bạn vẫn có thể tìm thuốc theo tên gốc trong ngoặc đơn ở trên.

Lifestyle Modifications & Nonpharmacological Treatment: Làm thế nào để giảm tần suất và nguy cơ bị ợ nóng? 

  • Đừng mặc quần chật! Điều này tưởng là đơn giản, nhưng lại rất quan trọng. Các bạn nam thì nên nới lỏng thắt lưng. Còn các bạn nữ mặc skinny jeans suốt ngày đi học ngồi mấy tiếng đồng hồ thì nên xem có phải đó là lý do hay bị ợ nóng hay không. Skinny jeans không những dễ bị ợ nóng mà lại còn tắc nghẽn mạch máu chân nữa!
  • Ăn xong không nên nằm: Mọi người hay có thói quen ăn xong nằm xem tivi, hay ngủ trưa, hay vừa ăn vừa nằm. Như thế không tốt cho việc tiêu hóa vì thức ăn phải đi từ thực quản xuống dạ dày và ruột. Nằm ngửa khiến cho thức ăn khó di chuyển và dễ bị trào ngược acid.
  • Đừng ăn quá no, phải nhai kĩ: Mình nói điều này tưởng như là dạy đời con nít. Nhưng chính mình cũng là nạn nhân của việc ăn uống vô độ khi học quá sức hay làm việc quá nhiều. Khi không có thời gian nghỉ để nấu nướng hoặc mua thức ăn, ai chả tranh thủ ăn ngấu nghiến cho xong. Nhưng khi ăn cũng là lúc đầu óc mình nghỉ ngơi, nên mọi người tranh thủ tập trung ăn, nhai chậm và kĩ, đừng xem tivi hay cố gắng học cùng lúc.
  • Chọn thức ăn đúng cách: Nếu biết mình hay bị ợ nóng/đau bảo tử, hoặc vào thời gian ôn thi, thức khuya, dễ bị stress, nên hạn chế các món chua, cay, đồ uống có cồn, và cả chocolate nữa! Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ vì gây khó tiêu, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn (nhất là Chinese food hay fast food). Trà và cà phê cũng dễ gây ợ nóng nhưng ôn thi thì mà bảo nghỉ caffeine thì mình chết.
  • Bỏ thuốc lá, giảm stress, nhai chewing gum cũng là một số cách giảm nguy cơ và triệu chứng

—–

Mình luôn quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chúng mình còn trẻ thì không nên phụ thuộc nhiều vào thuốc mà hãy thay đổi lối sống (lifestyle modifications) và áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nonpharmacological treatment). Điều quan trọng cần nhớ khi dùng thuốc là luôn luôn đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùngnếu triệu chứng kéo dài không hết thì phải đi bác sĩ. Các tác hại của tràn dịch acid lâu ngày rất nghiêm trọng (viêm/loét dạ dày, xuất huyết dạ dày), và không thể cho qua được đâu nhé!

Disclaimer: Nội dung của blog này mang tính tham khảo, không thể thay thế việc đi bác sĩ cũng như được chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Source: WebMDMayo Clinic, Featured ImageFood


Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s