Networking (Phần 3): Một phần tất yếu để tạo dựng sự nghiệp

Sau gần 7 năm đi làm ở công ty, mình đã làm qua 6 công việc khác nhau ở những bộ phận khá khác nhau, lên chức 2 lần, xuống chức 1 lần. Trong đó, mình mất 1 năm rưỡi để nhảy từ bộ phận chuyên ngành khoa học sang marketing, sau 3 lần phỏng vấn thất bại. Qua những kinh nghiệm đó, điều giúp mình tiếp tục tiến thân vững chãi ở công ty là network- những mối quan hệ giúp mình tìm hiểu thông tin, nâng đỡ, và ủng hộ cho mình tìm được những cơ hội mới. Và những mối quan hệ đó không tự nhiên mà có, nó là kết quả của nhiều giờ đồng hồ, của việc cẩn thận sắp xếp và tạo dựng network. Mình sẽ chia sẻ những điều giá trị nhất trong loạt bài blog này.

Networking là một phần tất yếu của công việc và tạo dựng sự nghiệp

Khi mới vào công ty làm PharmD fellow, mình hay cặm cụi làm việc. Chỉ vài tháng đầu, nhóm fellow tụi mình đã được huấn luyện dặn dò là công việc chỉ là một phần của ngày làm việc, phần còn lại phải bao gồm làm quen nhiều người mới, networking rộng rãi, và phải luôn update CV/resume của mình.

“Vậy em phải dành bao nhiêu thời gian trong tuần cho networking?” Lúc đó mình còn ngạc nhiên hỏi anh đồng nghiệp. Anh ấy bảo “Ít nhất 15-20%” Mình nghe không tin vào tai. Trời, 20% rồi thời gian đâu làm việc? Nhưng sau 7 năm đi làm, càng ngày mình càng thấy lời khuyên đó, vào lúc đó thật vô cùng đúng đắn. Những công việc sau này mình tìm được đều là do người khác biết đến mình. Những công việc mình apply không ai biết đến đều không thành. Tất nhiên có những công ty hoạt động khác nhau, dựa vào việc quen biết theo nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hình thành thói quen networking từ khi mới đi làm sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc sau này.

Networking một cách chân thành

Hồi xưa, khi nghe đến từ networking, mình thấy nó có vẻ “dirty”, la liếm, mình không thích, và rất khó chịu khi nghĩ đến việc đó. Cũng có lẽ do mình là một người cực kì introvert, nên việc gặp gỡ làm quen với người lạ không hề dễ dàng. Nhưng mình bắt bản thân phải cố làm, phải “put myself out there”, đưa mặt ra nói chuyện với người khác. Mình bắt đầu tạo thói quen này từ năm cuối trường dược, khi đi thực tập ở những công ty khác nhau.

Nhờ vậy, mình tạo kĩ năng nói chuyện với người lạ, biết hỏi những câu hỏi nào thú vị, hợp lý, và học được tự họ những kinh nghiệm và kĩ năng mà mình không bao giờ tự nhiên biết được, dù có Google đến khi nào. Từ đó, mình cũng nhận ra rằng việc networking một cách chân thành là hoàn toàn có thể. Bạn không cần phải la liếm, đi đến đâu thả business card đến đó nhưng thật sự không biết ai hết, không cần phải là người nổi bật giữa đám đông.

Networking đơn giản là cuộc nói chuyện giữa 2 người với nhau, làm quen và học hỏi về con đường sự nghiệp, về những kinh nghiệm muốn chia sẻ với cương vị một người đi trước. Bạn không cần phải ngồi đó khoe khoang ba hoa về bản thân, thật ra chẳng ai muốn nghe hết. Phải biết cách ý nhị, tinh tế làm sao để chen vào vài ba câu thể hiện bản thân, nhưng phải thật sự chân thành, và với mục đích trưng cầu lời khuyên từ người đối diên. 

Networking cần có chiến lược

Networking không có nghĩa là gặp ai cũng cần phải làm quen, bưng về một rổ business card. Một ngày chỉ có 24 tiếng, bạn phải biết sử dụng thời gian hợp lý và hiệu quả nhất. Ví dụ như đối với mình, khi còn làm trong Medical Affairs thuộc ngành khoa học, mình muốn chuyển sang làm marketing, nên đã vạch ra chiến lược để làm quen với người bên marketing. Bắt đầu từ những người gần vai vế chức vụ với mình, lân la đến những người có chức quyền cao hơn.

Một tip đặc biệt hiệu quả mình học từ một người trong networking là sau khi làm quen được với một người, hãy hỏi họ “Đây là sở thích và dự định về sự nghiệp của em, có ai trong network của anh/chị mà em nên làm quen nói chuyện không?” Đa số mọi người đều vui vẻ list một vài người khác, có thể là vị họ thú vị, hay vì họ có thể cho mình những lời khuyên khác để thực hiện ước mơ và dự định trong tương lai. Và khi mình gặp người đã được giới thiệu đó, mình có thể “name drop” và bảo là anh/chị kia giới thiệu em qua gặp anh/chị để học hỏi thêm. Và thế là voila, họ sẽ cảm thấy thoải mái quen thuộc với mình cho dù gặp lần đầu tiên.

Networking phải có chuẩn bị

Nếu đã đặt được cuộc hẹn, bạn không bao giờ nên đưa mặt ra làm quen một người trong công ty mà không tìm hiểu trước về họ. Những điều đơn giản nhất bắt buộc phải làm là:

  • Xem họ đang làm chức vụ gì trong công ty, và tổ chức (department/organization) đó có những chức năng gì, hoạt động ra sao. Vì làm cùng công ty, bạn hoàn toàn có thể tìm ra những thông tin này qua trang web nội bộ
  • Chuẩn bị một list những câu hỏi dành riêng cho người đó. Đừng bao giờ ngồi xuống nói chuyện mà không có một ý tưởng nào về người đó và không biết nên hỏi gì. Và cũng tránh hỏi những câu hỏi quá general chung chung
  • Mình dị ứng nhất là những ai hỏi mình “Chị có thể cho em biết về con đường sự nghiệp của chị không”. Thời buổi này LinkedIn có đầy, bạn có thể tế nhị bảo rằng em được biết chị đã từng trải qua vài công việc khác nhau, chị có ấn tượng gì, học hỏi gì từ công việc nào nhất. Những câu hỏi cụ thể sẽ cho thấy bạn là người có chuẩn bị và nghiêm túc
  • Tuy nhiên, tránh tỏ ra biết quá nhiều, dù bạn có tìm hiểu tên vợ chồng, địa chỉ người ta. Tránh đừng để họ nghĩ mình là người vô duyên creepy tò mò đáng sợ

Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s