Các mô hình trường dược khác nhau: Pharmacy School (Phần 2)

Trường dược ở Mỹ có 3 kiểu chương trình khác nhau. Bằng duy nhất hiện nay được công nhận là dược sĩ là Doctor of Pharmacy, hay viết tắt là PharmD. (bạn được để kí hiệu này vào sau tên mình cho oách như là Ngọc Bích, PharmD.)

0 đến 6 (đọc là zero-to-six)

Đây là cách ngắn nhất, nhưng đòi hỏi quyết định chính xác, quyết tâm cao, và tinh thần vững vàng. Vì một khi đã vào mà quyết định đổi ngành thì thường mất thời gian, phải chuyển sang trường khác có ngành phù hợp, hoặc là tín chỉ đã học không chuyển qua ngành mới được. Cái lợi của những chương trình 0-6 là thường không phải thi PCAT mà được lên thẳng nếu điểm trung bình đạt tiêu chuẩn. Nhưng có rất ít những trường dược có mô hình này nên khi lựa chọn có thể phải phụ thuộc vào địa lý, đa số các trường có chương trình này nằm ở bờ Đông nước Mỹ (East Coast).

2 + 4 (đọc là two-plus-four)

Có rất nhiều trường theo dạng này. 2 năm đầu sinh viên học đại cương. Sau 2 năm có thể được lên thẳng, hoặc phải thi PCAT- Pharmacy College Admission Test (giống như thi MCAT- Medical College Admission Test để vào trường y), rồi mới được học tiếp. Điều cần chú ý là nhiều trường 2+4 nhận rất nhiều sinh viên đầu vào, nhưng sau 2 năm mục tiêu là phải loại ra được một số nhất định để sĩ số sinh viên trong mỗi lớp không quá đông. Trong khi trường 0-6 thì quan tâm sinh viên nhiều hơn vì đầu vào khắt khe nên không muốn mọi người rớt lại.

4 + 4 (đọc là four-plus-four)

Đường này đi là lâu nhất. 4 năm đầu bạn học cử nhân có thể ngành gì cũng được miễn có đủ các lớp pre-requisites như là sinh, hóa, v.v. (mỗi trường có thể có requirement khác nhau). Đa số những người đi hướng này là vì khi học cử nhân chưa biết mình thích làm gì sau này. Đến khi gần tốt nghiệp hay tốt nghiệp rồi thì mởi quyết định theo đuổi ngành dược.Hoặc là sau khi đi làm vài năm thì muốn chuyển ngành sang dược sĩ. Cũng có thể là vì trường dược bạn muốn vào học dược chỉ chấp nhận người đã có bằng cử nhân nên tốn thời gian lâu hơn. Học xong mất 8 năm, nếu đi tu nghiệp nữa thì hết 10 năm, gần bằng thời gian học làm bác sĩ. Tuy nhiên, đa số các trường dược top ở Mỹ đều là 4+4, phải có bằng cử nhân mới được vào học.

Ngoài các chương trình cơ bản như trên, một số trường có thể có chương trình khác ngắn hơn 1 năm, hoặc là 2 năm cuối đi thực hành (Advanced Pharmacy Practice Education hay APPE) thay vì 1 năm, v.v. Những gì mình nêu trên để giúp mọi người hình dung sơ về các hình thức phổ biến.

Nhìn chung các mô hình

Dù là mô hình nào đi nữa, thì những năm đầu đều học đại cương những môn sinh học (biology), hóa học (chemistry), vật lý (physics), hóa hữu cơ (organic chemistry), vi sinh học (microbiology) v.v.. 4 năm cuối thì sẽ đi sâu vào cơ chế hoạt động của thuốc (pharmacology & medicinal chemistry), bệnh lý và cách chữa trị (therapeutics), cách bào chế thuốc thành những dạng khác nhau (pharmaceutics). Ngoài ra còn có những lớp cần thiết như là làm thế nào để khuyên bệnh nhân uống thuốc đúng cách và hiệu quả (counseling). Trong lớp này, trường mướn người ngoài vào làm diễn viên để mình counsel trong khi mình được/bị quay phim cho giáo sư chấm (rất là run!) và những lớp thực hành đo huyết áp, tiêm vaccine, v.v.

Ngoài ra còn phải học thêm ngành y tế hoạt động ra sao ở Mỹ so với các nước khác (health systems), và học luật về y dược (để khi đi làm tránh bị vào tù). Nói thế tưởng là hơi quá, nhưng đôi khi đúng là như vậy. Dược sĩ làm ở nhà thuốc hay bệnh viện phải có bảo hiểm phòng khi mắc lỗi dẫn đến nguy hại cho bệnh nhân, hay tệ hơn là tử vong. Dược sĩ bác sĩ ở đây cũng bị kiện lung tung.

Giáo trình học 0-6 của một trường dược
Giáo trình học 0-6 của một trường dược

Mọi người lưu ý là dù học chương trình nào, hay tốt nghiệp trường nào, một khi mình đã có bằng PharmD thì ít ai phân biệt là bạn có tốt nghiệp trường ranking cao hay không. Ngoại trừ 1 số trường nổi tiếng như University of North Carolina hay University of California- San Francisco, mọi người cho là bạn đã đủ kiến thức để làm dược sĩ dù tốt nghiệp ở đâu ra đi chăng nữa. Tuy nhiên, vào trường tốt cũng có cái lợi là cho bản thân mỗi người. Giáo sư có kinh nghiệm hơn, đi thực tập có nhiều nơi tốt hơn, và cơ sở vật chất cũng đầy đủ hơn. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải thích ngôi trường mình sẽ vào, ngành mình sẽ học, và thực sự có đam mê giúp đỡ mọi người.

Và hơn nữa, không bao giờ là quá muộn để quyết định đi học. So với dược sĩ tốt nghiệp cùng năm, mình thuộc lớp trẻ tuổi nhất. Vì có không ít người sau khi đi làm vài năm (có cả giáo viên, luật sư, kĩ sư) thì mới nộp đơn đi học trường dược. Bài học ở đây là nếu đã đam mê, không bao giờ là muộn.

Source Feature image


Nếu có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề được nhiều người quan tâm.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh
Advertisement

7 thoughts on “Các mô hình trường dược khác nhau: Pharmacy School (Phần 2)

  1. Wow ! E da doc gan het cac blog cua chi duoc mot thoi gian roi va e cam thay rat tam dac voi cac suy nghi ve cuoc song va nghi luc hoc tap cua chi . Ham mo chi lam nha ! E rat muon theo hoc PharmD nhung 2 nam nua e moi duoc dinh cu o My, cho e hoi e dinh hoc Houston community college neu chi dang ky nhung mon hoc truong dai hoc Duoc yeu cau thoi co duoc k? Cac mon do co phai pre-pharmacy courseworks (2 nam trong dang 2+4) chi noi trong blog k? Chi chia se voi e them cach chi hoc thi PCAT va dieu e can chu y hay chuan bi truoc khi vao truong Duoc voi. Mong sau nay chi se viet them blog ve cach hoc va thi Duoc o My cua chi cung nhu nhung kho khan va thu thach ma chi phai vuot qua trong 6 nam hoc cua chi. 1000 likes for you !!!!

    Like

    1. Chào em. Trước khi plan học gì ở community college, em nên tìm hiểu xem các tín chỉ đó có được trường ĐH/Pharmacy school công nhận hay không, để đỡ mất thời gian học rồi phải học lại. Em cũng nên nhắm xem pharmacy school nào mình muốn vào để tiện tính toán, vì mỗi trường có thể nhận hay không nhận tín chỉ transfer từ nơi khác vào.

      Chị học 0-6 nên không phải thi PCAT, chị không cho lời khuyên được em ạ. Em nên tự tìm hiểu các resources trên mạng nhé.

      Cảm ơn em đã theo dõi!

      Like

    1. Bạn có thể vào trang web trực tiếp của trường để cập nhật thông tin mới nhất về các chương trình họ có

      Like

  2. Hi c. Mình năm nay 35 tuổi mình không biết tiếng anh nhiều. Giờ mình muốn học về ngành dược đứng bán thuốc nhưng mình không biết bắt đầu từ đâu. Và đăng ký ở đâu. Nhờ bạn cho mình ý kiến và hướng dẫn mình đăng ký từ người không biết gì. Mình sống ở Thành Phố Visalia, CA 93277

    Like

    1. Chào bạn. Muốn làm trong nhà thuốc mà không biết tiếng Anh nhiều, bạn chắc có thể làm pharmacy technician trong nhà thuốc, phụ với dược sĩ. Pharm tech không cần phải học dược nhiều năm. Mình thấy nhiều người trở thành pharm tech theo nhiều đường khác nhau, qua đào tạo khác nhau, nên bạn có thể tìm hiểu trên mạng, và qua network ở địa phương để có thông tin cụ thể hơn

      Like

  3. Xin chào ! Con trai mình đã tốt nghiệp ngành dược ở việt nam giờ muốn học chuyển tiếp ngành dược bên Mỹ thì bắt đầu ra sao xin em tư vấn giúp chị . Cảm ơn em

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s