3 câu hỏi quan trọng nhất khi lựa chọn ngành nghề

Còn nhớ như in một đêm tháng 10 năm mình đang học lớp 11. Junior year ở trường trung học là năm quan trọng vì phải thi SAT, chuẩn bị resume, hồ sơ, chọn lớp. Năm nào đi phỏng vấn xin visa, khi được hỏi mình đều trả lời là sẽ học quản trị kinh doanh. Nhưng dần dần mình nhận ra niềm yêu thích sinh học, tìm hiểu về sức khỏe, và đam mê giúp đỡ người khác. Vậy làm sao để kết hợp cả hai?

Sau khi đã giới thiệu về ngành dược ở Mỹ trong các blog trước, hôm nay mình muốn đi lùi một tí để bàn về quá trình chọn ngành nghề mà các bạn học sinh đều canh cánh trong lòng. Với kinh nghiệm của riêng và hướng dẫn em trai mình chọn ngành vào đại học ở Mỹ, mình cũng đã nếm trải đủ cung bậc cảm xúc của quyết định khó khăn nhưng đầy hứng khởi này.

3 câu hỏi quan trọng

4 năm trước khi làm giáo viên SAT ở trung tâm Yola, có một phụ huynh dẫn học sinh đến hỏi “Xin cô giúp chọn nghề cho cháu..” (?!) Mình đứng hình một lúc, rồi đắn đo thêm một lúc vì mới gặp em này chưa đầy 30 giây. Và mình đúc kết ra ba câu hỏi mà ai cũng nên tự ngẫm khi muốn chọn nghề:

  • Khi nghĩ về tương lai, học ngành gì và làm nghề gì khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất?
  • Bạn có đủ khả năng học ngành đã chọn và theo đuổi nghề hay không?
  • Nghề bạn chọn có thể kiếm ra tiền để đủ sống hay không?

Câu hỏi thứ ba này hơi trần trụi và thực tiễn. Nhưng ba mình từng nói một câu rất chí lí, “con có thể tự do ước mơ, nhưng không thể mơ và biến ước mơ thành hiện thực với cái dạ dày trống rỗng”. Ở đây không nói là giàu, chỉ cần đủ sống.

Mình được may mắn là cả 3 câu trả lời đều hướng về ngành mình đã chọn. Một số bạn có thể thích toán, lý, nhưng lại nghĩ mình không có khả năng. Hoặc là có khả năng nhưng nghĩ ngành học chán nên không theo mặc dù chưa tìm hiểu kĩ những nghề mình có thể làm với kiến thức, bằng cấp đó.

Ví dụ cụ thể

Em trai mình. Hắn thích toán và lý từ khi còn học cấp 2 và đậu vào chuyên lý ở trường Phổ Thông Năng Khiếu. Đến khi đi du học, toán và lý vẫn là niềm đam mê. Vậy hắn có thể học gì làm gì với 2 môn này?

  • Làm giáo sư (professor): một hôm em mình đi chơi về nói có gặp một anh du học và đang làm ở Singapore bảo là học lý tốt, sau này có thể đi nghiên cứu và dạy học. Sau khi mình bảo là muốn làm giáo sư phải học ít nhất 10 năm để làm luận án tiến sĩ (PhD) và sau tiến sĩ (post-doctoral), mỗi năm phải xuất bản (publish) được bao nhiêu nghiên cứu, hắn có vẻ thấy không hứng thú lắm.
  • Làm kiến trúc sư (architect): Ba mình hồi đó có mong muốn cho hắn đi học làm kiến trúc sư. Nghề này thì cũng cần toán lý, cộng thêm sáng tạo. Nhưng kiến trúc sư học cũng gian nan mà đi làm bắt đầu cũng khó khăn không kém khi phải đi làm thợ nhiều năm trong các firm khác nhau để leo thang.
  • Làm kĩ sư xây dựng (civil engineer): Ngành này giống kiến trúc sư nhưng technical hơn, cũng phải thi 2, 3 kì thi khác nhau mới được hành nghề (khác với các ngành kĩ sư khác). Civil engineer phải đi làm xa nhiều nơi theo công trình, mẹ mình thì lại sợ hắn vất vả và đào hoa (!).
  • Làm kĩ sư phần mềm (software engineer/computer scientist): Ngành này đa số sử dụng chất xám, không phải đi lại. Áp dụng rất nhiều kĩ năng logic và toán học. Nghề có thể làm thì nhiều sự lựa chọn- phát triền phần mềm (software developer), làm cho ngân hàng (finance), v.v.

Sau khi suy nghĩ bàn bạc, và hắn được nhận vào trường cực tốt để học engineering, computer science đã giành phần thắng. Hắn học hết được năm 2, mình thở phào nhẹ nhõm là đã giúp chọn đúng đường, chứ không quay lại mắng vốn chị nó thì chết! Trở lại câu chuyện của mình. Sau khi đã tìm hiểu kĩ những ngành mình có thể làm, đặc biệt là ở công ty dược, nơi có thể kết hợp được khoa học và kinh doanh, mình đã quyết định theo đuổi dược trong những năm tháng ròng rã và chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc.

Những điều cần nhớ khi lựa chọn 

Mình kể câu chuyện trên để các bạn thấy quyết định chuyện này không phải đơn giản. Điều quan trọng nên nhớ là:

  • Do your research: Trước khi lựa chọn, phải có đầy đủ thông tin. Thời buổi bây giờ cái gì qua tìm hiểu trên mạng cũng có thể có nguồn đáng tin cậy. Thêm nữa, hãy tận dụng các mối quan hệ của bản thân, bạn bè, hay của bố mẹ. Hãy gặp những người đang làm ngành bạn muốn tìm hiểu để hỏi xem một ngày làm việc của họ như thế nào, con đường thăng tiến ra sao, muốn bắt đầu thì cần những yếu tố gì. Có lần tư vấn một em nói thích làm ngành Quản lý nhân sự (Human resources) vì thích quan tâm giúp đỡ người khác. Mình chất vấn là em có biết HR đa số là làm giấy tờ, trả lương, recruit, phổ biến nội quy công ty, v.v. hay không. Thế là em vỡ lẽ có thể HR không phải là cách em muốn giúp đỡ cho người khác.
  • You can always change your mind. Mặc dù lý tưởng nhất là bạn chọn 1 đường rồi thẳng tiến. Nhưng con người ai cũng thay đổi hoặc quyết định sai lầm. Ở Việt Nam nền giáo dục bắt con trẻ phải chọn khối A, B, C khi mới 14-15 tuổi rồi phải theo đến khi học đại học, và cả cuộc đời. Nếu đã có điều kiện du học, thì khi thấy ngành không phù hợp, thà mất thời gian và tốn tiền thêm một ít chứ đừng cố theo đuổi cái không phù hợp. Vì sớm hay muộn bạn cũng sẽ không hạnh phúc muốn tìm đường ra.
  • Nothing worth having comes easy. Những thứ đáng có không bao giờ đến dễ dàng. Thành công nào cũng tốn trăm nghìn giờ, mồ hôi, nước mắt. Nếu thấy có niềm yêu thích, có khả năng, thì hãy tự tin theo đuổi. Đừng ngại khó khăn hay vì bố mẹ bảo con trai nên làm thế này, con gái đừng nên học cao, v.v.. mà yếu lòng. Có một số nghề có thể bắt đầu không kiếm nhiều tiền, nhưng nếu bạn có đủ tài năng và đam mê thì tự khắc cuộc đời sẽ dẫn lối.

Chúc các bạn trẻ may mắn và sáng suốt!

Nếu có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề được nhiều người quan tâm.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Nothing comes easy

Advertisement

5 thoughts on “3 câu hỏi quan trọng nhất khi lựa chọn ngành nghề

  1. Em là Dược sỹ đã tốt nghiệp ở Việt Nam. Sắp tới em theo gia đình sang Mỹ định cư. Em nghe nói có trường ở Mỹ chập nhận bằng Dược sỹ Việt Nam 1 phần, và chỉ học thêm 4 năm (thay vì 6 năm), nhưng không biết cách để tìm các trường này. Nếu chị có thông tin, có thể giúp em được không ạ? Chị có thể viết một bài về “Dược sỹ VN – làm thế nào để hành nghề ở Mỹ” được không ạ? Em cảm ơn chị.

    Like

  2. Chị ơi, gia đình e chuẩn bị sang Mỹ định cư, hiện e là sinh viên năm 2 ngành Y đa khoa tại VN. E thấy mình rất thích học Hóa học , Sinh lý, Sinh lý bệnh … ( các môn học giúp hiểu về cơ chế vận hành của cơ thể người và tổn thương gây ra bệnh) (e chỉ có thể nhớ được kiến thức khi e hiểu đc bản chất), và e cũng rất đam mê kinh doanh đặc biệt là mảng truyền thông, marketing, e cũng quan tâm đến lĩnh vực mĩ phẩm nữa. Chị có thể cho e xin lời khuyên ngành học e nên lựa chọn cho phù hợp ko ạ. E đang phân vân giữa ngành Dược PharmDr/MBA và ngành hóa học ạ

    Like

    1. Chào em. Trong những mảng em nêu, thật ra là em muốn làm truyền thông marketing cho mỹ phẩm hay dược? Hai cái đó có thể khác nhau trong việc quyết định ngành học, vì đào tạo khác nhau.
      Em đi định cư khi chưa tốt nghiệp ĐH thì nên tìm hiểu yêu cầu vào PharmD hay hoá học là gì, em muốn học bao lâu thì có thể đi làm? Hoá học thì em đã tìm hiểu xem có đi làm mỹ phẩm được không, vì chị không rõ.

      Em kể những thứ thích học nghe có vẻ liên quan đến dược, nhưng còn đi làm thì truyền thông marketing mỹ phẩm. Có vẻ như đây là 3 vấn đề khác nhau, chị đứng ngoài nhìn vào không thể cho lời khuyên chỉ với thông tin này. Em nên tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sở thích của em, xem yêu cầu của ngành phài có bằng cấp gì rồi quyết định từ đó.

      Like

  3. Chào chị,
    Em mới tn đại học, ngành ngôn ngữ, tiếng pháp, nhưng lại không thích những công việc liên quan đến dịch thuật. theo mọi người nhận xét, em có mmotj chút lanh lợi, nắm bát vấn đề nhanh, và khá hoạt ngôn. Em đang dự định học lên Master về finance hoặc Marketing, nhưng vẫn băn khoăn là những nghành nghề này có phù hợp với mình không và cơ hội ngề nghiệp cũng là điều e cảm thấy băn khoăn. Em thì khá hướng ngoiaj, thích những gì thay đổi cũng như làm nhũng công việc liên quan đến con người. mong chị cho em lời khuyên, em cảm ơn nhiều ạ.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s