Visa H1B đúng nghĩa trúng số- Đi làm ở Mỹ không dễ (Phần 2)

Disclaimer: Những gì mình biết là kinh nghiệm và ý kiến riêng của bản thân, không phải lời khuyên chuyên môn của luật sư hay người chuyên làm giấy tờ về những vấn đề này nhé. Trước khi muốn làm gì, luôn luôn tham khảo ý kiến của bộ phận sinh viên quốc tế trong trường hoặc luật sư riêng/luật sư của công ty.

Trong Đi làm ở Mỹ không dễ (Phần 1)- CPT và OPT , mình đã giới thiệu về quy trình đi làm dưới hình thức CPT và OPT. Ở post này, mình bàn cụ thể về Visa H1B để đi làm dài hạn ở những công ty for-profit (phân biệt với công ty non-profit, các tổ chức research, trường đại học, v.v).

Visa H1B là gì?

Có vài dạng visa phổ thông mà ai đi du học cũng biết là J1 dành cho giao lưu văn hóa (exchange student) hay nghiên cứu khoa học (research scholar) và F1 dành cho học sinh, sinh viên du học ở trường trung học tư và tất cả cả trường đại học ở Mỹ. Visa H1B là dạng visa có tài trợ từ công ty (sponsor) dành cho lao động trình độ cao (highly skilled labor). Visa H1B có thời hạn trong 3 năm, có thể được gia hạn 1 lần nên tổng cộng 6 năm. Visa này gắn liền với công việc, công ty, và địa điểm bạn đang làm. Sau khi visa H1B của bạn có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10, bạn có thể transfer đến những công ty khác nếu họ chịu nhận sponsor tiếp visa của bạn. Nhưng mỗi lần đổi việc (dù là cùng một công ty) thì bạn phải update lại visa (thường sẽ có luật sư trợ giúp).H1B visa

Quy trình nộp H1B 

Mỗi năm chính phủ Mỹ chỉ cấp 85,000 visa H1B. Trong đó, 20,000 chỗ được dành riêng cho người có bằng cao học trở lên (thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, v.v) và 6,800 chỗ dành cho công dân Singapore và Chilê dưới dạng H1B1. Những chỗ còn lại thì dành cho tất cả mọi người. Số lượng visa thì có hạn, nhưng mỗi năm số người muốn xin visa càng tăng cao vì kinh tế Mỹ đang đà phát triển. Năm 2014 có 172,500 đơn và năm 2015, có tất cả 233,000 đơn xin visa H1B cho 85,000 chỗ.

Loại visa này được phép bắt đầu nộp đơn ngày 1 tháng 4 mỗi năm. Chính phủ sẽ nhận đơn và giải quyết đến khi nào hết 85,000 chỗ đó thì thôi. Những năm kinh tế khó khăn thì mất đến mấy tuần hoặc mấy tháng mới hết chỗ. Nhưng cũng như mọi người thấy đó, vài năm gần đây thì năm nào cũng nhiều đơn hơn chỗ nên chỉ vài ngày thì chính phủ phải ra lệnh thôi nhận đơn.

visa app.jpg

Vì số lượng người nộp nhiều như thế, nên sau khi đóng cửa nhận đơn, tất cả các đơn được đưa qua chương trình “xổ số” (lottery system) để lựa chọn ngẫu nhiên (random selection) xem đơn nào sẽ được xét. Những người có bằng cao học trở lên (advanced degree) sẽ được xổ số trước. Nếu không được số thì những đơn này sẽ được xổ số thêm một lần nữa với các đơn còn lại bao gồm những người có bằng cử nhân. Những ai không được năm nay thì có thể nộp lại vào năm tới nếu công ty muốn thử lần 2. Vì vậy nên những bạn có STEM để đi làm có thể nộp 2 lần nếu lần đầu không được.

Sau khi nộp tháng 4 thì ngày 1/10 visa mới có hiệu lực. Những bạn nào đang làm việc bằng OPT ở Mỹ thì có thể kéo dài OPT hơn 12 tháng cho đến ngày 1/10 khi có H1B (Cap gap extension). Còn những người đang ở nước khác apply H1B vào Mỹ thì phải chờ đến khi H1B có hiệu lực mới được đi làm. Mọi người có thể xem thêm thông tin về visa H1B tại trang US Citizenship and Immigration Services.

Một số trường hợp visa đi làm khác 

Nên lưu ý có một số chỗ làm như non-profit organizations, research jobs, higher education institutions có thể có ngoại lệ là bạn không phải qua lượt xổ số này và không theo quy định ngày 1/4, trong năm có thể nộp đơn lúc nào cũng được (H1B cap exempt). Cái này thì tùy trường hợp cá nhân bạn phải tự tìm hiểu thêm.

Tất nhiên có các loại visa khác mà tùy người có thể đủ tiêu chuẩn và điều kiện apply thì mình không bàn ở đây vì ngoài khuôn khổ của bài và hiểu biết của mình. Như ca sỹ Iggy Azalea từ Úc qua Mỹ làm chui năm 16 tuổi rồi tài năng âm nhạc được phát hiện nên giờ đang ở lại hợp pháp dưới dạng O visa. O visa dành cho những người có khả năng hơn người (extraordinary ability) trong các ngành khoa học, mỹ thuật, giáo dục, kinh doanh, thể thao, hoặc chứng minh được những thành tựu hơn người trong ngành công nghệ giải trí- đã nổi tiếng trong nước hoặc trên thế giới  (Cái này là mình nghe Wikipedia nói chứ cũng chưa gặp Iggy để xác thực).

Nếu không được H1B thì sao? H1B lottery

Thì cuộc sống vẫn tiếp diễn. Xin việc làm ở Mỹ đã khó, đi phỏng vấn với dòng chữ chình ình trên trán “Em cần VISA” lại càng khó hơn trăm lần và không phải ai cũng được vì có nhiều người Mỹ khác cũng có năng lực mà công ty lại không phải mất thêm mấy nghìn đô để làm visa. Nếu không xin được công ty tài trợ visa, hoặc có tài trợ nhưng không được số, thì việc đầu tiên là rời nước Mỹ. Theo luật mình biết thì hết OPT mỗi người có 60 ngày grace period để thu dọn đồ đạc và theo đuổi những lựa chọn như là

  • Đi làm việc ở nước khác: Nếu đã có công ty sponsor mà visa xin không được, có thể thương lượng để được chuyển sang chi nhánh ở nước khác, và xin giấy phép đi làm theo luật ở nước đó như là ở Anh hoặc Singapore chẳng hạn.
  • Đi học tiếp: Một số người rất thích/muốn ở lại Mỹ. Và nếu gia đình có điều kiện và kinh tế thì có thể apply đi học tiếp bằng visa F-1.
  • Về nước: Không được ở lại đi làm ở Mỹ không phải là hết. Rất nhiều người về nước, làm cho các công ty nước ngoài, lương vẫn sống thoải mái, đặc biệt là nếu về ở với bố mẹ thì không phải tốn tiền thuê nhà, ăn uống như các bạn đi làm ở Mỹ

Việc về hay ở phụ thuộc vào nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan. Nhiều người hay bàn tán xem nên về giúp ích cho đất nước hay ở lại như một sự ích kỷ chỉ làm giàu cho bản thân. Có người không về vì nghiên cứu khoa học của họ ở đây sẽ giúp được biết bao nhiêu người trong khi quê nhà không có điều kiện theo đuổi. Cũng có nhiều người bảo về vì lí do cao cả xyz gì đấy, nhưng thật ra không tìm được việc để ở lại? Hoặc vì vợ/chồng/người yêu mà đi hay ở thì sao? Đây là một quyết định rất riêng của mỗi người, và người ngoài nhìn vào thì sẽ không biết hết đầu đuôi câu chuyện. Chúng ta nên tôn trọng và hạn chế phán xét quyết định của họ.


Nếu có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề được nhiều người quan tâm.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Bài liên quan:

11 thoughts on “Visa H1B đúng nghĩa trúng số- Đi làm ở Mỹ không dễ (Phần 2)

  1. Cho em hỏi. Nếu em không xin được h1b sau thời gian opt thì có thể đi nước khác làm cho cty không phải của Mỹ một thời gian rồi quay lại xin việc ở Mỹ không. Em có thể xin hb1 sau khi tốt nghiệp thạc sĩ mà không cần phải trải qua opt trước đó không.

    Like

    1. Chào em. Theo chị biết, em có thể đi nước khác làm cho cty của Mỹ hay không phải của Mỹ tuỳ em, vì luật Mỹ không ràng buộc việc em đi nước khác làm. Quay lại xin việc là một vấn đề khác. Vì thời gian nộp đơn là tháng 4, nghĩa là em phải tìm được việc làm trước đó ít nhất 1-2 tháng, và nếu không có OPT mà từ nước khác vào thì em sẽ không được đi làm trước khi H1B active vào tháng 10. Vì vậy khả năng công ty mướn em, sponsor, chờ visa, và 6 tháng sau em mới đi làm thì hơi khó khăn.

      Câu thứ hai của em, em có thể xin H1B mà không cần phải trải qua OPT. OPT là Optional Practical Training chứ không mandatory. Nhưng H1B process vẫn tốn từ tháng 4 đến tháng 10, nên OPT có thể dùng bridge qua thời gian đó. Nếu muốn biết thêm chi tiết em có thể vào website của luật Mỹ như USCIS để biết thêm chi tiết vì chị không cập nhật luật thường xuyên.

      Like

      1. Hi chị, câu thứ nhất ý em muốn nói là việc quay trở lại Mỹ sau khi đã đi làm một thời gian tốt nghiệp, khả năng xin được việc ở Mỹ khi đang làm ở nước khác có cao không?. Cho em hỏi thêm là việc xin OPT nên được tiến hành trong khoảng thời gian nào tối thiểu và tốt nhất trong 2 năm học MS để khi tốt nghiệp được làm việc ngay?. Qua quan sát của chị, việc xin OPT có khó lắm không với một người vừa đi học vừa đi làm thêm nhiều trong thời gian học MS, vì việc làm thêm k đúng chuyên môn khiến cho chuyên môn khó bằng người chỉ tập trung học?. Thanks.

        Like

      2. Như đã nêu về logistical issues với việc mướn người từ ngoài nước Mỹ vào, thì tất nhiên người Mỹ và người đang ở Mỹ có thể được ưu tiên hơn so với từ nước khác vào (ý kiến + quan sát cá nhân). Tuy nhiên những người đã đến chức vụ khá cao, có khả năng đặc biệt hoặc đúng với những gì công ty đang tìm thì chuyện gì cũng có khả năng.

        Chị không trong ngành của em, cũng không phải là công ty tuyển dụng với budget nhiều hay ít, và không có thông số để dẫn, nên đây là quan điểm cá nhân là 1 người nước ngoài đi tìm việc ở Mỹ. Thường thì thấy cty ở các thị trường khác recruit người học/làm ở Mỹ về, chứ ít khi thấy cty Mỹ actively recruit người từ thị trường khác sang.

        Còn việc xin OPT em nói ở đây chị sẽ hiểu là xin việc. Vì OPT chỉ là paperwork trường giúp em làm. Xin việc sau khi tốt nghiệp thì tuỳ ngành và chương trình. Như MBA hết internship thì đã có offer đi làm sau khi tốt nghiệp, còn các ngành khác thì gần tốt nghiệp mới tìm. Em nên hỏi những người đi trước trong trường và trong ngành của em để biết cụ thể.

        Còn việc tuyển dụng nhiều ngành có thể không đòi hỏi GPA quá cao, chỉ cần tốt nghiệp khá tốt là được. Quan trọng là ấn tượng đối với candidate (có khi chỉ đơn giản là trao đổi thế này thôi và người ta đã biết có muốn nhận vào làm việc chung hay không) và các kĩ năng khác, cũng như sự phù hợp với công ty và team sẵn có. Không có khuôn mẫu nào là ideal candidate mà guarantee là sẽ tìm được việc.

        Những câu hỏi của em mang tính rất cụ thể về trường hợp cá nhân em, chị thì chỉ có thể extract from personal experience để trả lời chung thôi, chứ không thể chi tiết như ý em muốn được. Em có thể tham khảo các discussion board xem mọi người nói gì.

        Like

  2. Xin chào. Cho mình hỏi chồng mình học thạc sĩ ở vn và có công ty ở mỹ nhận vào làm ( công ty của chú mình bên mỹ) thì khả năng xin visa h1b có được không?

    Like

  3. cho em hoi, e dang lam viec cho 1 cong ty co tai tro visa H1B cong ty muon lam H1B visa cho em, neu em nop on lam visa H1B tu thang 7 nay lieu em co the duoc hay khong, OPT cua em den ngay 31/12/2016 nay se het han
    Xin giup em voi truong hop nay em phai lam sao?

    Like

    1. Em đã hỏi lawyer và HR ở công ty chưa? Trường hợp mỗi người mỗi khác. Nếu H1B thường thì chỉ đến tháng 4 mới nộp. Visa H1B mà nộp vào giữa năm như vậy có thể là cap-exempt, chị không thông qua loại visa này nên không biết chi tiết.

      Like

  4. Cháu ơi cho cô hỏi, giả như con cô đến tháng 5/2017 mới tốt nghiệp nhưng có công ty nhận làm thì có thể nộp hồ sơ vào 1/4/2017 ko? Thời gian từ lúc dc công ty nhận đến lúc hoàn chỉnh hồ sơ để nộp cho sở di trú thì mất trung bình là bao lâu? Cô thắc mắc nhưng không dám hỏi con mình vì sợ gây áp lực cho nó. ( Cứ hỏi chuyện đi làm hoài).
    Cảm ơn bất cứ sự phản hồi nào của con.

    Like

    1. Chào cô. Con đoán là con cô đi học bằng visa F-1, visa này thường được dùng OPT để đi làm trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp, rồi sau đó mới tìm visa đi làm. Vì tháng 5 mới tốt nghiệp thì hình như không thể nộp hồ sơ xin visa đi làm vào tháng 4 được mà phải chờ đến năm sau. Còn dùng OPT thì có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp trong vòng 12 tháng.

      Like

Leave a comment