OPT và H1B- Khi nào nên đề cập trong quá trình phỏng vấn?

Là sinh viên quốc tế, ai cũng biết tìm việc làm không hề dễ dàng. Tuy thị trường việc làm rộng mở hay thắt chặt tuỳ theo ngành, nhưng mang danh hiệu người nước ngoài đi phỏng vấn thì ai cũng lo lắng. Trường hợp cá nhân mình đã bị một số headhunter hỏi thẳng là có cần visa không, khi mình bảo cần thì không bao giờ nghe họ gọi lại nữa. Một số công ty còn ghi trên job posting là không sponsor visa cho công việc này.

Vì vậy chúng ta luôn băn khoăn làm sao đề cập đến vấn đề visa mà ít ảnh hưởng đến cơ hội được nhận? Mình chia sẻ vài kinh nghiệm và suy nghĩ riêng trong việc này.

OPT- Optional Practical Training

Nếu là sinh viên có OPT để đi làm, bạn thường không cần phải đề cập đến vấn đề này khi phỏng vấn, trừ khi công ty đề rõ chỉ nhận công dân Mỹ do hình thức hay ngành nghề công việc ví dụ như công ty phục vụ quân sự hay quốc phòng. Trường hợp này thì tất nhiên bạn đừng nộp đơn. Việc làm giấy tờ OPT là trách nhiệm của bạn và của trường chứ không phải của công ty, nên đừng nghe công ty nói là làm giấy tờ khó khăn. Trường sẽ có “recommendation” lên chính phủ Mỹ (USCIS) cho bạn được OPT, rồi chính bạn sẽ là người tự điền giấy tờ, nộp đơn theo hướng dẫn. Vì công ty không phải làm gì cả, nên theo mình bạn không nên đề cập ngay khi vào phỏng vấn, tránh để nó ảnh hưởng đến việc người ta có nhận bạn hay không.

interview

NHƯNG- nếu bạn nằm trong những ngành không phải STEM thì OPT chỉ có 12 tháng. Nếu muốn về Việt Nam sau đó thì không sao, nếu có ý định tiếp tục ở thì bạn sẽ cần công ty sponsor visa đi làm (thường là H1B). Vì vậy, nếu được hỏi, bạn có thể nói tôi có OPT để đi làm trong vòng 12 tháng, còn sau đó hi vọng công ty sponsor. Nếu người ta không hỏi, bạn có thể chờ đến khi vào các vòng phỏng vấn tiếp theo hãy đề cập, tránh trường hợp người ta loại ngay từ đầu chỉ vì không muốn làm giấy tờ, khi chưa biết được thực lực của bạn ra sao. Còn nếu không cần visa mà chỉ muốn làm trong 1 năm, thì không có lí do gì bắt bạn phải báo cáo status. Đến khi nào người ta nhận thì mình làm giấy tờ đi làm.

stemlogo.jpgSTEM OPT

Nếu là một trong những ngành STEM- Science, Technology, Engineering, Math– OPT có thể được gia hạn STEM extension lên đến 36 tháng tổng cộng (trước đó là 30 tháng, nhưng thời ông Obama tăng lên 6 tháng nữa. Còn thời Trump thì hên xui, không biết có thay đổi không). Thường những ngành STEM như computer science thì người ta nhận bạn ít khó khăn hơn những ngành không STEM như business administration, finance, v.v. Lí do có chương trình STEM là vì những ngành này ở Mỹ thiếu người. Tham khảo danh sách STEM majors ở trang US Immigration and Customs Enforcement.

Sau khi vào công ty, bạn có thể làm hết thời gian 36 tháng đó rồi về Việt Nam, hoặc trong lúc làm thì hỏi họ sponsor visa. Lời khuyên của mình là nên hỏi ngay năm đầu đi làm, đừng chờ đến hết OPT. Vì số lượng đơn H1B ngày càng đông, mấy năm gần đây đều phải xổ số (lottery), nên nếu nộp đơn năm đầu và rớt xổ số, bạn có thêm cơ hội nộp lại năm sau. Điều này đặc biệt quan trọng cho những ai chỉ có bằng Bachelor’s degree (hết đại học), vì Bachelor’s degree cơ hội thấp hơn khi qua xổ số so với các bằng cao học, tiến sĩ.

H1B Visa

Khi đi tìm PharmD industry fellowship, vì OPT của mình chỉ 12 tháng, mình nhắm vào những chương trình 1 năm. Các chương trình fellowship 2 năm chỉ khả thi khi họ chịu sponsor visa cho bạn, có thể là visa J-1 hay H1B. Theo kinh nghiệm riêng trong ngành dược thì chẳng ai chịu sponsor, nên mình chọn một 1 năm. Mình không đề cập đến vấn đề OPT vì họ không cần phải biết, trước sau gì thì sau 1 năm chương trình cũng kết thúc. NHƯNG- vì muốn tiếp tục ở Mỹ làm full-time sau OPT, mình chọn fellowship ở những công ty có xu hướng cởi mở với người nước ngoài.

Trong năm 2016, Top 10 những công ty dược sau đây sponsor nhiều H1B nhất:

  1. Pfizer
  2. Bristol-Myers Squibb Company
  3. Amneal Pharmaceuticals
  4. Abbvie
  5. Actavis
  6. Glaxosmithkline
  7. Quintiles
  8. Herbalife International Of America
  9. Abbott Laboratories
  10. Biogen Idec

pfizer 3.jpg

Lưu ý: H1B có những luật lệ rất riêng, nếu có công ty nào yêu cầu bạn trả tiền để họ sponsor thì hãy coi chừng! Các công ty ở Mỹ không bắt nhân viên trả một đồng nào để làm H1B. Đây có thể là những công ty thứ ba, nhận tiền rồi biến, hoặc làm nửa vời, thiếu trách nhiệm. Năm ngoái có người liên lạc với mình qua blog bảo đã trả mấy ngàn đô cho một công ty để sponsor H1B từ Việt Nam qua Mỹ làm. Sau khi thông báo hồ sơ không được trúng xổ số, họ bặt vô âm tín, để người này đi đòi tiền mất một thời gian mới trả.

H1B- Thời điểm thích hợp

Chọn thời điểm thích hợp khi phỏng vấn để đề cập H1B là cả một vấn đề. Lúc còn là sinh viên, mình cũng hỏi một vài anh chị đi trước để lấy kinh nghiệm. Cảm nghĩ chung là: Nếu thấy công ty thiếu kinh nghiệm về mảng này và có vẻ không chắc ăn họ sẽ sponsor, thì hãy cố gắng thuyết phục họ về tài năng và kinh nghiệm của bạn trong khi phỏng vấn, biết đâu sau đó vì quá ấn tượng mà họ sẽ sponsor. Còn nếu công ty đã nói trước là không, thì đừng cố gắng chỉ làm phí thời gian của họ và của bạn.

Trong trường hợp không thể đoán được, nhưng đó là công việc bạn rất thích và muốn làm, có khả năng chuẩn bị kĩ càng để phỏng vấn thì hãy cứ thử, đời nhiều thứ bất ngờ. Có chị bạn kể nếu đề cập đến H1B ngay từ đầu, chắc chắn họ sẽ không cho vào vòng trong. Đến vòng thứ ba, vì quá ấn tượng với chị ấy, họ bảo sẽ tìm hiểu quy trình H1B ra sao. Chị ấy chụp ngay cơ hội và giới thiệu luật sư chuyên tư vấn cho sinh viên về vấn đề này để tư vấn miễn phí cho công ty, và họ chịu sponsor.

Mỗi người một hoàn cảnh

Năm 2014 đó, tuy có nhiều lời mời đi phỏng vấn và offer cho các fellowship khác nhau, mình chọn công ty mình đang làm vì 3 lí do:

  • Nằm trong list những công ty sponsor H1B nhiều.
  • Công ty khá lớn và có một pipeline những thuốc đang được nghiên cứu và phát triển tốt, tương lai có thể sẽ mở rộng thay vì cắt nhân sự bất chợt so với các công ty biotech nhỏ mạo hiểm
  • Sếp rất tích cực chiêu dụ mình vào làm, và cô là người nhập cư. Lí do này có lẽ là quan trọng nhất đối với mình, vì dù công việc có tốt đến đâu nhưng sếp không hề để tâm và ủng hộ bạn thì không dễ trong việc thăng tiến hay làm giấy tờ. Và vì là người nhập cư, mình hi vọng cô hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của mình, vì có thể cô cũng từng trải qua.

Sau khi vào làm được 6 tháng thì cô sếp nói sẽ cố gắng tìm một việc khác trong công ty để giữ mình lại, và mình thật lòng chia sẻ với cô về việc cần H1B. Sau đó cô lặn lội đi tìm hiểu với nhân sự xem quy trình ra sao, cần những gì, khi nào là deadline để tìm việc làm và nộp đơn kịp thời, và giúp mình hết sức bằng cách gọi điện thoại với các sếp khác, gửi email recommendation, v.v. giúp mình thành công.


Trên đây là những kinh nghiệm và hiểu biết riêng của mình, chia sẻ để các bạn có thêm thông tin. Hãy luôn tìm hiểu kĩ thông tin từ những nguồn đáng tin cậy trên mạng, hỏi thăm bạn bè và người đi trước để tự quyết định cho bản thân. Chúc may mắn!

jump

Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Photo credit: STEMPfizer

Advertisement

6 thoughts on “OPT và H1B- Khi nào nên đề cập trong quá trình phỏng vấn?

  1. Cam on ban da chia se, minh cung dang hoi hop doi OPT va kiem job, neu ko kiem duoc trong vong 90 ngay phai don do ve nuoc, cang thang vo cung hic hic hic

    Like

    1. Cám ơn cháu. Cô theo dõi bài viết của cháu vì cô có 2 con trai đang ở mỹ, 1 bạn đã đi làm mới nộp H1B kỳ tháng 4.2019 , nghe nói đến tháng 6 là biết kết quả. Cô đọc bài của cháu để hiểu hai con mình phải cố gắng vất vả thế nào. Cám ơn bài chia sẻ của cháu

      Like

      1. Chúc em nhà nhiều may mắn ạ. Cảm ơn cô đã dành thời gian theo dõi.

        Like

  2. Cảm ơn em đã chia sẻ …Chị muốn hỏi là thời gian nào phù hợp để nộp visa H1B hay vừa có Stem otp là nộp ngay.

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s