Visa Mỹ (Phần 1): Các loại giấy tờ quan trọng

Cuối năm và dịp hè là khi các bạn học sinh sinh viên về thăm nhà. Trước khi đi, các bạn nên tìm hiểu xem mình cần mang theo giấy tờ gì, làm visa mới ra sao. Trong bài này, mình khái quát kinh nghiệm của bản thân về visa đi Mỹ cũng như những giấy tờ căn bản cần biết để không mắc lỗi không đáng có. Tuy có rất nhiều giấy tờ bạn sẽ phải điền khi xin visa, những thứ mình chọn lọc đề cập dưới đây là bạn phải luôn luôn mang theo trong người khi travel.

Disclaimer: Đây là những thông tin mình tự tìm hiểu cũng như đúc kết từ kinh nghiệm riêng, không phải là nguồn trực tiếp của chính phủ VN hay Mỹ hay công ty tư vấn du lịch/du học. Muốn biết chi tiết và cập nhật thông tin mới nhất, mọi người hãy vào trang web của chính phủ (.gov) để tự tìm hiểu. Mình không chịu trách nhiệm nếu thông tin ở đây đã cũ hay có sai sót.

Visa Stamp là giấy vào cửa

Nhiều người ít phân biệt visa và những giấy tờ khác khi đi du học hay làm việc. Visa stamp chỉ là tấm giấy vào cửa. Tourist visa stamp là dạng visa 6 tháng để bạn có thể ở lại Mỹ du lịch trong thời gian đó. Còn du học hay đi làm, visa stamp (in trên passport) là tấm giấy vào cửa để bạn có thể vào Mỹ. Còn giấy phép đi học, đi làm sẽ cho phép bạn ở lại Mỹ trong một thời hạn nhất định. Đối với dạng visa stamp mà mình biết (J-1, F-1, H1B) quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Mỹ chỉ cho phép người Việt Nam có visa thời hạn 1 năm, gần như đứng chót trên bảng xếp hạng các nước trên thế giới khi họ có visa dài hạn như 3-5 năm.

visa stamp example.jpg
Ví dụ tham khảo cùng thông tin trên visa stamp

Khi visa stamp hết hạn, bạn vẫn có thể ở lại Mỹ nếu visa status còn hiệu lực (có giấy phép đi học hay đi làm). Nhưng một khi đã đi ra khỏi biên giới, chỉ cầm trong tay visa stamp có hiệu lực thì bạn mới được quay trở lại. Nên cẩn thận khi đi du lịch ở những lãnh thổ của Mỹ (như Puerto Rico) khi visa stamp hết hạn, vì dù vẫn là ở Mỹ, nhưng mình có nghe nói trường hợp bị bắt bẻ ở hải quan.

I-94- Record quan trọng
I-94.gif
Form I-94 trước đây

Nếu đi du học nhiều năm, bạn có thể sẽ nhớ lúc đứng xếp hàng ở Hải quan Mỹ lom khom điền tờ giấy I-94 với thông tin trường, rồi họ ghim vào passport của mình. Mỗi khi rời Mỹ, bạn lại phải đưa lại tờ giấy đó cho nhân viên ở sân bay. Bạn mình vô ý quên, đến khi về nước phải lặn lội đi mang tờ giấy đó trở lại lãnh sự quán nộp…

Trên tờ I-94 có đóng mộc ngày vào Mỹ và bạn được phép ở lại đến khi nào. Tuỳ loại visa mà có ngày cụ thể. Còn mình thường thấy họ ghi D/S, đoán là “duration of status”, nôm na là ở đến khi nào visa status cho phép.

Vài năm gần đây, quy trình này đã được tự động hoá và online hoàn toàn, bạn không còn cần tấm giấy ghim vào passport như trên nữa. Bạn có thể vào trang web I-94 Website- Travel Records for U.S. Visitors để tìm I-94 trong chuyến đi gần nhất của mình. Ngoài ra, trang còn có feature View Travel History để bạn tìm list của tất cả những lần ra vào Mỹ, hay apply cho I-94 nếu đi qua biên giới bằng đường bộ (cái này mình chư dùng bao giờ).

online i-94.jpg
I-94 online có thể in ra

Lưu ý: Tuỳ vào tên của bạn dài ngắn thế nào, và mỗi lần đi qua Hải quan nhân viên điền tên ra sao, có thể lịch sử đi lại của bạn nằm trong nhiều profile khác nhau. Record đi vào Mỹ của mình hơn chục chuyến chuyến, dưới 3 tên khác nhau. Bich Hoang. Bich Ngoc Hoang. Ngoc Bich Hoang. Tên chỉ có 3 chữ mà đã lộn xộn như thế, nên mọi người nhớ lưu ý.

Screen Shot 2016-12-03 at 11.20.06 PM.png

Nếu tính ở Mỹ lâu dài và tìm cách đi làm, hãy nhớ giữ lại travel record! Lúc nào điền giấy tờ xin visa đi Mỹ hay các nước khác, họ cũng hỏi travel record của mình.

Renew visa ở Việt Nam

Là sinh viên Việt Nam, điều phiền toái nhất là việc xin visa stamp Mỹ mỗi năm khi về thăm nhà. Phải chi được như các nước khác 3 hay 5 năm thì tha hồ đi lại du lịch. Trước khi về nước, bạn nhớ hãy kiểm tra xem có mang đủ các giấy tờ liên quan như DS-2019 (J-1 visa), I-20 (F-1 visa), v.v. Ngoài ra còn có những thứ khác lãnh sự quán yêu cầu như học bạ, giấy chứng nhận đi làm hay bảng lương mỗi tháng (như mình đây). Bạn hãy tìm hiểu thông tin thật kĩ và có thể tranh thủ điền trước form DS-160 trên mạng để đến lúc về chỉ đi đóng tiền rồi schedule appointment hay gửi hồ sơ renew qua mail.

Muốn biết thêm chi tiết về việc renew visa và được update mới nhất những thay đổi trong quá trình này, mọi người hãy tham khảo trang web US Embassy and Consulate in Vietnam.

airport


Trong phần tiếp theo, mình sẽ bàn cụ thể hơn về loại visa F-1 rất phổ biến cùng giấy tờ liên quan mà ai cũng nên biết. Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh
Advertisement

One thought on “Visa Mỹ (Phần 1): Các loại giấy tờ quan trọng

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s