Visa Mỹ (Phần 2): Visa F-1 và kiến thức ai cũng cần biết

Xu hướng du học ngày càng tăng

Mười năm trước lúc mình bắt đầu đi du học, số lượng người đi chưa nhiều. Theo quan sát bản thân, những anh chị 8X thường là đi bằng học bổng cao/toàn phần, vì lúc đó mấy ai có tiền mà đi. Thế hệ 9X cũng đi bằng học bổng, nhưng từ từ ít hơn và tự túc nhiều hơn. Năm mình vào Northeastern University, chỉ có vài người từ Việt Nam qua vì trường mình học phí rất đắt và ít trao học bổng cho sinh viên quốc tế. Sáu năm sau, khi mình tốt nghiệp đã có xấp xỉ 2o bạn du học tự túc bậc đại học hay MBA. Những trường lân cận cũng thế.

Cùng với phong trào đi du học là phong trào tư vấn du học, đôi khi tốt, đôi khi gây nhiễu loạn thông tin vì phụ huynh học sinh không biết đâu mà lần. Lời khuyên của mình đến mọi người là luôn luôn tự tìm hiểu, ngay cả khi được tư vấn hay nghe bạn bè nói cũng nên kiểm tra lại thông tin từ nhiều nguồn. Trong Visa Mỹ (Phần 1), mình bàn về các loại giấy tờ quan trọng. Bài này mình dành nói về visa F-1, dạng visa du học phổ biến nhất mà ai cũng nên biết những kiến thức cơ bản về nó.

Disclaimer: Đây là những thông tin mình tự tìm hiểu cũng như đúc kết từ kinh nghiệm riêng, không phải là nguồn trực tiếp của chính phủ VN hay Mỹ hay công ty tư vấn du lịch/du học. Muốn biết chi tiết và cập nhật thông tin mới nhất, mọi người hãy vào trang web của chính phủ (.gov) để tự tìm hiểu. Mình không chịu trách nhiệm nếu thông tin ở đây đã cũ hay có sai sót.

Visa  F-1 và giấy tờ liên quan

Khi học trường tư và lên đại học, visa của mình là F-1. Đây là một trong những dạng visa phổ biến nhất mà ai ở Việt Nam đi du học Mỹ cũng biết. Giấy phép đi học theo dạng visa này là I-20. I-20 được trường bạn theo học cấp, nó ghi đầy đủ thông tin trường, học phí, phần tiền học bạn phải chịu trách nhiệm cũng như học bổng trường cấp, và ngày ước tính sẽ tốt nghiệp trong tương lai. Đây là cột mốc quan trọng vì bạn sẽ được hợp pháp ở lại Mỹ cho đến lúc đó. Thông tin về I-20 có thể được tìm ở trang web này: Study in the States: Student Forms.

Khi có I-20, bạn có thể ở Mỹ cho đến ngày tốt nghiệp dù visa stamp trên passport có hết hạn (trừ trường hợp ngoại lệ hay vi phạm luật pháp). Khi chuyển trường, I-20 của bạn sẽ được trường mới cấp. Mỗi khi xin phép đi làm thêm trong/ngoài trường, internship, co-op, thậm chí volunteer không công, thông tin trên I-20 sẽ thay đổi và trường sẽ cấp bản mới. Luôn luôn hỏi trực tiếp văn phòng quản lý sinh viên quốc tế trước khi muốn làm gì, đừng gây sai phạm đáng tiếc. Năm mình học có bạn lơ là đi thực tập mà không update I-20, kết quả là một cục rối rắm bao gồm luật sư, ban quản lí của trường, v.v kéo dài cả năm trời để giải quyết.

I-20.gif

Hãy nhớ giữ lại TẤT CẢ những bản I-20 bạn đã từng có! Khi xin phép đi làm sau tốt nghiệp, người ta sẽ hỏi lại tất cả những giấy tờ đó! Mình có đến gần 20 bản I-20, lúc nào cũng phải nhớ giữ cẩn thận. Một điều quan trọng nữa là chữ kí của nhân viên quản lý sinh viên quốc tế trên I-20. Văn phòng của trường sẽ cho bạn biết ai là người có quyền hạn kí. Và bạn hãy luôn kiểm tra xem chữ kí từ khi nào, vì nếu đi khỏi Mỹ và quay lại, người ta thường yêu cầu chữ kí không được quá cũ, phải trong vòng 6 tháng hay 1 năm đổ lại (cái này có thể thay đổi, hãy tự hỏi trường). Ngoài ra, nếu gia đình chuyển tiền học sang cho bạn, ngân hàng ở VN có thể yêu cầu xem I-20 và yêu cầu chữ kí không được quá cũ.

Visa F-1: Làm thêm khi đi học

Có lẽ ai cũng biết (nếu không biết thì bây giờ biết), du học Mỹ rất khó khăn trong việc đi làm thêm để trang trải. Đa số các bạn muốn đi làm thêm đều làm công việc trong trường (on-campus), vì được dễ dàng cho phép, ít đi lại. Công việc bao gồm quản thư viện, ngồi cà thẻ khi sinh viên vào thư viện hay kí túc xá, trong computer lab, trong gym hay nhà ăn của trường, dạy kèm cho sinh viên sau giờ học. Những ai nghe nói người khác đi làm nails hay chạy bàn quán phở đều là làm lậu hết, gọi là “pay under the table” (trả tiền trực tiếp, dịch sát nghĩa là trả tiền dưới gầm bàn). Nếu bị phát hiện thì có thể gặp rất nhiều rắc rối vì phạm luật và bị đuổi về nước.

This slideshow requires JavaScript.

Sau năm đầu tiên, bạn có thể đi làm ngoài trường (off-campus) theo các dạng:

Mình không phải chuyên gia nên mọi người hãy đi hỏi văn phòng sinh viên quốc tế để biết thêm chi tiết. Nên nhớ là dù đi làm on-campus hay off-campus đều có luật lệ giới hạn số giờ bạn được làm. Nếu không hiểu biết và theo luật thì có thể sẽ gặp rắc rối hay đánh mất cơ hội đi làm và ảnh hưởng các visa khác sau này.

SEVIS: Student and Exchange Visitor Information System

Đôi khi bạn có nghe từ SEVIS dùng chỉ giấy tờ liên quan đến visa F-1. SEVIS là Student and Exchange Visitor Information System, hệ thống mạng chính phủ Mỹ dùng thể theo dõi tất cả những người vào Mỹ dưới dạng visa F và M. Thông tin họ thu thập bao gồm quốc gia, trường, tiểu bang, ngành học, v.v. Báo cáo mới nhất vào tháng 7/2016 có nhiều thông tin thú vị mình chia sẻ dưới đây. Ba tiểu bang hot nhất với đông đảo SV quốc tế nhất là New York, California, và Texas 🙂 Để biết thêm chi tiết, bạn có thể vào xem report trực tiếp ở US Immigration & Customs Enforcement- SEVP.

Screen Shot 2016-12-04 at 12.22.43 AM.png
HS/SV từ Châu Á chiếm số lượng cao nhất so với các châu lục khác
Screen Shot 2016-12-04 at 12.22.55 AM.png
Trong châu Á, Việt Nam là một trong những nước gửi HS/SV sang Mỹ nhiều nhất. Trên toàn thế giới, VN đứng thứ 6 về số lượng HS/SV sang Mỹ
Screen Shot 2016-12-04 at 12.53.50 AM.png
Các mảng ngành hot nhất ở Mỹ mà SV quốc tế theo đuổi, đứng đầu là Business, Kĩ sư, Công nghệ thông tin và máy tính.

Trong phần tiếp theo, mình sẽ khái quát thêm về các dạng visa khác mà mình từng có. Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Photo credit: ReceptionBookstoreMailroomCashierTutorGym

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s