Dược sinh thực tập (Phần 1): IPPE và APPE là gì?

Trong chương trình học, mỗi sinh viên đều phải hoàn thành tiêu chuẩn thực tập trong những năm đầu và toàn bộ năm cuối cấp. Trong những năm đầu, chương trình thực tập được gọi là IPPE: Introductory Pharmacy Practice Experience. Trong năm cuối cùng, tất cả sinh viên không còn lên lớp nữa mà đi thực tập trong chương trình APPE: Advanced Pharmacy Practice Experience. Tuy nhiên một số trường/chương trình có thể có đến 2 năm APPE. Trong phần này, mình sẽ giới thiệu khái quát về IPPE và APPE ở trường mình (0-6 program).

IPPE (hay đọc là Íp-pi) được thiết kế như thế nào?

Tùy trường mà chương trình IPPE được thiết kế khác nhau. Đa số sinh viên phải đi thực tập trong nhà thuốc hay bệnh viện, do trường giới thiệu hoặc tự tìm. Vì sinh viên vẫn còn học những lớp căn bản nên vẫn chưa thể làm việc gì nhiều trong thời gian ngắn khoảng vài tuần. Nhiều phần là đi theo học hỏi (shadow) từ những dược sĩ ở nhà thuốc hay bệnh viện và làm những việc họ giao. IPPE cũng ít khi được trả lương, trừ khi làm pharmacy intern ngoài giờ học. Mỗi trường và mỗi bang đưa ra quy định khác nhau về việc sinh viên cần phải hoàn thành bao nhiêu giờ của IPPE để được học tiếp và tốt nghiệp.

Nhưng trường mình chương trình IPPE lại khác, vì Northeastern University có sẵn mô hình cooperative education (co-op) cho tất cả các ngành, và ngành dược áp dụng chương trình này cho IPPE. Trong những ngành khác, sinh viên đi học 1 năm đầu rồi bắt đầu đi làm co-op. Sau mỗi học kì, sinh viên sẽ phỏng vấn và đi thực tập ở những công ty khác nhau trong vòng 6 tháng và được trả lương thực tập đàng hoàng. Và tùy ngành mà lương được trả rất tốt, nhất là kĩ sư nói chung (engineer) hay kĩ sư phần mềm (software engineer hay computer science) thì lương có khi được 25-30 USD một giờ! Còn ngành dược, vì chương trình học 6 năm rất căng nên co-op sinh viên đi làm 3 lần, mỗi lần 4 tháng thay vì được nghỉ hè (đúng vậy, sau năm đầu tiên thì tụi mình không hề được nghỉ hè cho đến năm cuối cùng!). Quy định của trường là sinh viên phải hoàn thành 1 kì thực tập ở nhà thuốc (retail pharmacy), 1 ở bệnh viện (institutional pharmacy), và 1 kì tự do (elective). Sinh viên dược đi làm thì bèo hơn, cỡ mười mấy đô một giờ thôi. Tùy theo luật của Board of Pharmacy ở mỗi bang mà quy định về pharmacy intern khác nhau. Như mình thì phải đăng kí có giấy phép làm pharmacy intern trước khi đi thực tập. Pharmacy intern registration của mình ở Massachusetts có thời hạn 5 năm.

IPPE mình làm ở đâu?

Sau khi học hết 2 năm đại cương, mình phỏng vấn và được nhận vào Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Massachusetts General Hospital) ở Boston trong phòng bào chế thuốc vô trùng (Sterile Product Division). Bệnh viện này rất lớn và lâu đời, có đến gần 1000 giường và hơn 200 năm tuổi, và thường nằm trong Top 3 các bệnh viện tốt nhất ở Mỹ. Sau khi hết 4 tháng, mình trở lại trường học thêm 1 học kì nữa, rồi đi làm tiếp cũng ở Massachusetts General Hospital, nhưng ở bộ phận khác là nhà thuốc của bệnh viện cho bệnh nhân ngoại trú (Outpatient Pharmacy). Outpatient pharmacy cũng giống như retail pharmacy, nhưng nhà thuốc này trực thuộc bệnh viện nên các loại thuốc hay kê toa và bệnh nhân thường gặp có khác so với retail bình thường. Bệnh nhân ở bệnh viện mình thường là sau khi mổ, bệnh nhân nghèo, bệnh nhân nội trú được cho về nhà. Kì cuối cùng mình tự tìm qua các anh chị trong network được nhận vào thực tập bộ phận Marketing ở Công ty AstraZeneca, chi nhánh Việt Nam ở Sài Gòn.

Các bạn đi du học sẽ biết là theo luật, ở Mỹ sinh viên nước ngoài không được đi làm thêm. Nhưng vì đây là một phần quy định của ngành học trường dược, nên mình được phép đi làm đàng hoàng. Một số trường có thể có nội quy khác nhau, và luật của Mỹ có thể đã thay đổi từ khi mình đi học đến giờ. Nên trước khi muốn làm gì, bạn phải đi hỏi văn phòng Sinh Viên Quốc Tế cho chắc ăn tránh bị phạm luật và bị đuổi về nước đó. Bạn cùng khóa với mình có người bị rồi nhé.

APPE (đọc là áp-pi) trang bị cho sinh viên những gì? 

APPE rotations là chương trình thực tập trong 1-2 năm cuối ở trường dược để giúp sinh viên được tiếp xúc với các con đường mà dược sĩ có thể theo đuổi và thu thập kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều môi trường khác nhau. Tùy theo quy định của từng trường, thời gian thực tập ở mỗi nơi khoảng 4-8 tuần và sinh viên phải thực tập 6-11 nơi khác nhau. Trường mình có những rotation bắt buộc phải có như là nhà thuốc tây (retail pharmacy), bệnh viện (có thể để thực tập internal medicine hay chuyên ngành), ambulatory care, công ty bảo hiểm (insurance company hay managed care), công ty dược (industry pharmacy), hoặc theo giáo sư giảng dạy, và nghiên cứu (research).

Các chuyên ngành được chọn có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở Oncology (ung thư), Cardiology (tim mạch), Infectious Disease (bệnh truyền nhiễm), Surgery (phẫu thuật), Transplant (cấy ghép nội tạng), Pediatrics (nhi khoa), Geriatrics (lão khoa), v.v. Các bạn lưu ý là tuy chuyên ngành, nhưng thực tập chỉ vài tuần thôi nên kiến thức thu được cũng có hạn. Chủ yếu là để sinh viên tìm hiểu và định hướng cho tương lai xem mình thích môi trường và chuyên ngành nào để tiếp tục tu nghiệp sau khi tốt nghiệp. Ở Mỹ, dược sĩ muốn vào làm clinical pharmacy trong bệnh viện đa số phải ứng cử và được chọn vào các chương trình Post-Graduate Year 1 (PGY1) và Post-Graduate Year 2 (PGY2). PGY1 thường đào tạo chung về các mảng bệnh, có thể được thay đổi sau vài tháng. Còn muốn đi chuyên sâu hơn thì sau PGY1, mọi người lại phải tranh giành nhau để vào PGY2. Ít ai tìm được việc làm trong clinical pharmacy ngay sau khi tốt nghiệp, hầu hết phải tu nghiệp thêm từ 1-2 năm nữa.

Trường mình thì có 6 APPE rotations, 1 rotation được nghỉ, mỗi rotation dài 6 tuần. 6 rotations của mình bao gồm Internal medicine và Infectious Diseases ở 2 bệnh viện, 2 industry rotations ở công ty dược Ariad Pharmaceuticals, 1 rotation ở ambulatory care clinic, và 1 retail pharmacy ở CVS Pharmacy. Khi được nghỉ thì mình tranh thủ về Việt Nam, lâu rồi mới được về nhà tận một tháng mừng muốn chết.

APPE Schedule của mình trông như vầy đây
APPE Schedule của mình trông như vầy đây

Trong phần kế tiếp của series này mình sẽ kể cụ thể về các IPPE mình đã làm và chia sẻ kinh nghiệm học được. Khi nào có dịp viết tiếp mình sẽ bàn thêm về những APPE rotations các bạn nghe cho vui. Nếu có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề được nhiều người quan tâm.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Source: Feature Image


Advertisement

6 thoughts on “Dược sinh thực tập (Phần 1): IPPE và APPE là gì?

  1. cho em hỏi là mình học bằng PharmD với Bachelor chung một truờng đại học luôn hay là học Bachelor truờng khác rồi mới qua truờng duợc học PharmD

    Like

    1. Chào em, tuỳ trường. Có trường có cả bachelor và pharmacy school thì mình học luôn, còn không có pharmacy school thì mình phải chuyển và apply.

      Like

    1. Bạn ơi, trường dược 6 năm thì 2 năm đầu bạn học kiến thức chung còn 4 năm sau vô chuyên ngành. Tuỳ bạn chọn mà bạn có thể lấy Bachelor ở trường khác rồi transfer qua trường dược học thêm 3 hay 4 năm hoặc vô thẳng trường dược. Trường mình (Northeastern University) thì trong 6 năm học dược, bạn sẽ lấy được bachelor degree sau năm 5. Bạn làm APPE hết năm 6 thì lấy được PharmD.

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s