Hiện tại và tương lai của những mảng dược phổ biến

Trong bài Trường dược ở Mỹ đang tăng trưởng quá nhanh? mình đã đề cập đến sự phát triển quá nhanh của đào tạo dược sĩ ở Mỹ. Bài hôm nay sẽ bàn về những nghiên cứu và ý kiến của mình về tình hình hiện tại và tương lai của những mảng dược phổ biến như Dispensing pharmacy (hay thường gọi là retail/community pharmacy) và Direct patient care (bao gồm clinical pharmacy và ambulatory care).

Dispensing pharmacy sẽ không còn trải đầy hoa hồng như trong quá khứ

Khi nói đến dược sĩ, mọi người hay hình dung ở nhà thuốc, phát thuốc cho bệnh nhân. Ở Mỹ môi trường làm việc này gọi là retail pharmacy hay community pharmacy. Và hình thức làm việc này gọi là dispensing, tức là chủ yếu nhận toa, kiểm thuốc, phát thuốc chứ ít bao gồm kiến thức lâm sàng hay trực tiếp theo dõi bệnh nhân. Ngoài việc đứng bán thuốc ở nhà thuốc thông thường (chain và independent pharmacy), dispensing pharmacy còn bao gồm mail pharmacy (thay vì ra nhà thuốc mỗi tháng thì bệnh nhân có thể đặt hàng qua mail, thuốc sẽ được xuất từ một trung tâm khổng lồ) và specialty pharmacy (chuyên bán thuốc đặc trị như thuốc chữa bệnh viêm gan siêu vi C, HIV, thuốc ung thư, v.v).

Như mình có nói trong Du học ngành dược ở Mỹ- Chuyện ít ai biết: Pharmacy School (Phần 1), mảng dược này thường được biết đến nhiều vì lương khá cao ngay sau khi ra trường, trung bình từ 100,000-120,000 một năm (Nhìn vậy thôi chứ sau thuế là mất hết 35-40% rồi). Nhiều người chọn theo ngành dược cũng vì con đường trải hoa hồng này, nhanh chóng lên đời sau khi tốt nghiệp. Pharmacist_Employment_by_Dispensing_Format_2014vs2024.png

Tuy nhiên, U.S Bureau of Labor Statistics dự đoán là việc làm trong mảng này sẽ chậm lại, và có thể giảm -0.8% đến năm 2024 (trong khi toàn bộ các mảng khác cộng lại tăng 3%). Việc giảm chủ yếu này nằm ở chain và independent pharmacy (-5.4%), vì mướn dược sĩ ở mỗi nhà thuốc trong một phường, một quận, một thành phố tốn kém hơn so với trả lương cho dược sĩ ở mail-order pharmacy center. Sinh viên tốt nghiệp hiện nay muốn làm việc ở nhà thuốc đôi khi phải dọn qua những vùng hẻo lánh, tiểu bang ít người hơn mới tìm được việc vì những nơi đông dân cư thì đã bị bão hoà gần hết rồi.

mail order

Mail pharmacy có thể gửi thuốc qua bưu điện đi khắp nơi, đỡ tốn tiền thuê mặt bằng nhà thuốc nên xu hướng hiện nay đang chuyển sang mail order pharmacy rất nhiều. Việc này có thể dẫn đến sự tăng trưởng mạnh (48.8%) cho công việc của dược sĩ trong mảng này.

Sự phát triển của ngành dược trong direct patient care- sự thật không như dự đoán

Direct patient care là khi dược sĩ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân như dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện (clinical) hay ambulatory care (trong các clinic có dược sĩ theo dõi bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thường gặp). Bệnh nhân ở Mỹ lớn tuổi ngày càng nhiều và cần nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hơn so với các nhóm tuổi khác. Cùng lúc đó, số lượng bác sĩ tăng không nhiều, và nhiều bác sĩ lại theo đuổi chuyên ngành (specialty) dẫn đến thiếu hụt bác sĩ gia đình (primary care physicians). Vì vậy trước đây có nhiều dự đoán là những yếu tố này sẽ thúc đẩy vài trò của dược sĩ lên tầm quan trọng mới, giúp giảm bớt gánh nặng cho bác sĩ, và bảo đảm đầy đủ dịch vụ y tế cho bệnh nhân.

Trong khi vị trí của dược sĩ ở môi trường clinical pharmacy bệnh viện có tăng trong thập kỉ trở lại đây, cũng như các chương trình đào tạo chuyên sâu (residency) ngày một nở rộ, thì cơ hội làm việc của dược sĩ trong ambulatory care vẫn chưa phát triển là mấy. Từ năm 2001, có dự đoán là sẽ có nhiều công việc cần dược sĩ gọi là phụ trách Medication Therapy Management hay MTM. Nghĩa là dược sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân, xem họ đang uống tất cả những thuốc gì cho bệnh gì, có tương tác hay không, bệnh có tiến triển hay không. Nếu không thì phải điều chỉnh liều, đổi thuốc như thế nào cho thích hợp nhất (bạn có thể xem thêm về MTM ở đây). Vì dược sĩ hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ này thay vì bác sĩ, ngoài chia sẻ gánh nặng công việc cho bác sĩ, ngành y tế nói chung cũng tiết kiệm được chi phí vì trả lương cho dược sĩ thấp hơn bác sĩ, và nếu bệnh nhân uống đúng thuốc đúng bệnh an toàn thì khoẻ mạnh, không vào bệnh viện tốn kém thêm.

Tuy nhiên 15 năm sau, tình hình vẫn không thay đổi là mấy, vị trí dành cho dược sĩ trong việc cung cấp MTM chẳng tăng trưởng nhanh như ước tính ban đầu. Một phần lý do là việc cung cấp dịch vụ này không dễ dàng thực hiện trong clinic. Hơn nữa, bảo hiểm y tế cho người lớn tuổi (Medicare) vẫn còn nhiều khó khăn khi trả tiền (reimbursement) cho người dược sĩ cung cấp dịch vụ này cho bệnh nhân. Dược sĩ cũng chưa được công nhận là Provider Status giống như bác sĩ, Nurse Practitioner, hay Physician Assistant. Việc reimbursement cho dược sĩ cũng vì thế mà chưa phát triển nhanh được.

Chưa có quyền kê toa- Một lý do nữa ngăn cản sự phát triển và tiến hoá vai trò của dược sĩ 
writing rx

Nói về quyền kê toa (prescribing authority), mọi người có thể thắc mắc tại sao điều này là quan trọng. Hiện nay dược sĩ ở Mỹ không được quyền kê toa, trong khi kiến thức và đạo tạo 6-8 năm hoàn toàn có khả năng kê thuốc an toàn nếu thảo luận và hợp tác với bác sĩ. Ngành Nurse Practitioner (NP) và Physician Assistant (PA) đều dược kê toa, trong khi chương trình huấn luyện của họ không dài hơn hay nhiều hơn so với đào tạo trở thành dược sĩ. Những tổ chức ngành dược hiện nay đang nỗ lực không ngừng để đấu tranh trước chính phủ về việc cấp quyền kê toa cho dược sĩ. Hi vọng trong tương lai không xa, cánh cửa mới này sẽ mở ra nhiều cơ hội và việc làm mới cho ngành.

Khi các nhánh chính của ngành dược đang trên đà bão hoà, dược sinh và cả dược sĩ phải năng động tìm hiểu xem có những nhánh nào khác phù hợp với sở thích và khả năng, hay sáng tạo hơn, những con đường ít người đi hơn. Trong blog tới, mình sẽ chia sẻ vài ý kiến của bản thân cũng như các nghiên cứu mình tìm hiểu. Mọi người cứ tự nhiên comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang nhé. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 
  1. The Future of Pharmacy Jobs – Will It Be Feast or Famine? Darrell Hulisz, PharmD; Daniel L. Brown, PharmD. Medscape Pharmacists. [Link] 
  2. Grim Job Outlook for Retail Pharmacists, says BLS. Adam J Fein. Drug Channels. [Link]

Photo credit: Featured imageMail pharmacy, Prescription

Bài liên quan

Advertisement

5 thoughts on “Hiện tại và tương lai của những mảng dược phổ biến

  1. Hi chi, cam on chi da viet bai viet cung cap thong tin bo ich ve nganh duoc. Em muon hoi chi 1 so cau hoi.
    1. Chi co the cung cap link truc tiep tu website cua U.S Bureau of Labor Statistics cho Pharmacist Employment by Dispensing format 2014 vs. 2024 duoc khong a? Em followed link trong bai cua chi nhung bai viet day khong de link den U.S Bureau of Labor Statistics.
    2. Chi co the cung cap article chi dung tu Medscape Pharmacists khong? Medscape Pharmacist doi hoi phai dang ki voi trang web cua ho moi doc bai viet ay duoc.

    Em cam on chi nhieu va chuc chi thanh cong!
    Anh

    Like

    1. Chào em. Cảm ơn em đã dành thời gian đọc. Link the website của US Bureau of labor statistics chắc là không có by dispensing format đâu, vì trang web này chỉ là tham khảo của một consulting company trong ngành. Ngành dược đối với nhìn chung thì chỉ là pharmacy, còn trong ngành mới có thể analyze cụ thể và hiểu nhiều ngóc ngách của ngành. US gov thì chỉ chung chung thông tin này https://www.bls.gov/ooh/healthcare/pharmacists.htm

      Còn Medscape em có thể register for free để access thêm nhiều article hữu ích khác. Chứ chị không share log in information hay copy paste article dễ dàng cho em được.

      Like

  2. Chào bạn, mình hiện đang là community pharmacist ở UK. Mình đi làm được hơn 3 năm rồi và mình công nhận là những gì bạn viết trên blog tuy là ở US nhưng cũng rất đúng với tình hình thực tế ở UK (có thể sắp tới UK còn tệ hơn sau Brexit 😅). Mình đang theo học Postgraduste Community Clinical Pharmacy, nhưng không thấy programme này giúp ích nhiều về job progression trong community pharmacy là mấy. Mình đang consider học bằng Independent Prescribing trong năm nay,, con đường này có thể dẫn mình vào làm kê đơn trợ giúp trong các phòng khám gia đình (GP surgeries). Tuy nhiên, lương của independent prescriber pharmacist cũng không cao lắm, thậm chí là còn ít hơn so với những người 10-20 năm gắn bó với nhà thuốc, và vì thế mình cảm thấy phân vân về career trong community pharmacy rất nhiều.
    Mình muốn hỏi bạn về những kinh nghiệm chuyển ngành, nhất là từ community sang industry, sau một số năm ra trường. Mình nên học gì, tạo connection, networking với ai?
    Mong bạn có những lời khuyên cho mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc reply của mình. Chúc bạn một ngày mới tốt lành 😊

    Like

    1. Chào bạn. Nếu như muốn chuyểu từ community sang industry, mình nghĩ network của bạn phải bao gồm những người làm trong industry. Không biết thị trường ở UK như thế nào, và experience của community pharmacist được value ra sao trong các công ty dược, mình nghĩ bạn có thể làm quen với những người như Medical Science Liaison hay sales rep nếu họ có visit pharmacy của bạn. Mình không nghĩ bạn cần học thêm gì khác để vào được industry. Chủ yếu là tạo quan hệ và apply khi có opening. Mình thấy pharmacist có thể làm được nhiều thứ trong pharma, vì vậy nếu bạn có thể network hỏi han nhiều người sẽ giúp hình dung skills và experience của bạn làm ở đâu phù hợp. Về career progression thì mình thấy definitely ở pharma nhiều cơ hội lên lương và chuyển công việc khác hơn

      Like

  3. Để trở thành 1 dược sĩ ở Mỹ phải học mất 9 năm. Chi phí đào tạo ở những trường này rất cao. Vì thế không dễ để học dược ở Mỹ khi không có học bổng

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s