Du học Mỹ: Đi chợ ăn uống- Hãy hiểu biết

We are what we eat

Sau nhiều năm tự sống một mình, bao gồm đi chợ theo ngân quỹ eo hẹp, tự nấu ăn, mình đã đúc kết được những kiến thức mình muốn chia sẻ để mọi người tham khảo và đưa ra lựa chọn thông minh về bữa ăn của mình.

Vì sao thức ăn ở Mỹ rẻ?

Trong bài Tips cho cuộc sống hằng ngày ở Mỹ, mình có đề cập là thức ăn ở Mỹ rất rẻ so với mức lương của người dân trong mặt bằng chung của các nước phát triển. Tuy vậy, không phải cái gì rẻ cũng tốt.

Hồi học đại học mình có chọn lớp Eating & The Environment. Đại học có rất nhiều lớp bạn sẽ vào, nhưng chỉ có một vài sẽ khiến bạn nhớ đời, và đây là một trong những lớp đó. Mình đã được mở ra một thế giới mới, trong đó gà con đồng loạt bị tiêm thuốc kháng sinh không cần thiết, gà bị nhốt trong chuồng chung với mấy chục ngàn con khác nhồi nhét nhau không có chỗ đứng đến nỗi lở loét què quặt. Heo nái heo con cũng vậy. Vì những hình thức công nghiệp hóa nông nghiệp quy mô lớn thế này nên thịt cá ở Mỹ mới rẻ đến thế.

Người nông dân ở Mỹ thì bị các doanh nghiệp công nông khổng lồ đè bẹp nên không có tiếng nói. Nước Mỹ có hơn 300 triệu dân, nhưng chỉ có 4 doanh nghiệp chính sản xuất 85% khối lượng thịt bò mà người dân tiêu thụ. Bạn nghĩ xem với sức mạnh khổng lồ như thế, họ dư sức tạo sức ép (lobby) khiến chính phủ đưa ra luật pháp có lợi cho họ nhưng có thể hại cho dân.

Chọn thực phẩm organic (hữu cơ)

Ở Mỹ những năm gần đây nổi phong trào ăn uống organic- nghĩa là đồ ăn bao gồm rau quả, thịt, cá, v.v. được trồng và nuôi không dùng hóa chất. Hoá chất ở đây bao gồm thuốc trừ sâu, thuUSDA organicốc diệt cỏ, hormone tăng trưởng cho gia súc gia cầm, thuốc kháng sinh cho gia cầm. Nếu đã chịu khó tốn kém để ăn tốt thì hãy chọn organic chứ đừng vớ mấy cái nhãn hàng “natural” (tự nhiên). Hiện tại không có một định nghĩa nào nhất định cho “natural” cả. Thức ăn organic đáng tin cậy hơn vì được cục quản lý nông nghiệp định nghĩa đàng hoàng, và doanh nghiệp phải được kiểm tra chất lượng mới có quyền dùng label đó. Tuy thức ăn organic có đắt hơn, nhưng khi nghĩ về lợi ích và tác động đến sức khỏe lâu dài mình không nên tiết kiệm trong việc chọn đồ ăn thức uống tốt, nếu có điều kiện.

Đọc nhãn hiệu (label)

Mọi người hay đọc nhãn hiệu để đếm calo sợ tăng cân. Mình thì không quan trọng chuyện đó. Nếu ăn uống hợp lý, biết lắng nghe nhu cầu của cơ thể thay vì ăn uống vô độ thì bạn không phải lo. Mình đọc nhãn hiệu để biết xem trong thực phẩm của mình có chứa những gì. Một số chất mình tránh bằng mọi giá trừ khi kẹt lắm hay đói lắm:

  • High fructose corn syrup (HFCS): sirô chiết xuất từ bắp thay vì dùng mía đường để làm ngọt. Hầu hết các loại nước ngọt có ga (Coca Cola, Pepsi, Sprite, v.v) đều có chứa chất này. Ở Việt Nam lúc trước còn dùng đường mía, bây giờ cũng nhen nhúm món này rồi và viết tắt là HFCS để bịp người tiêu dùng. Cơ thể rất khó tiêu hoá HFCS và gây ảnh hưởng nội tiết tố, kiểm soát cân nặng, hại về sau.
  • MSG (monosodium glutamate): hay còn gọi thân thiết là bột ngọt. Thật ra bột ngọt dùng ít thì chắc cũng không có hại, nhưng mình không ủng hộ kiểu label thức ăn đánh lừa người tiêu dùng như thế này vì đâu có nhiều người biết tên hoá học của bột ngọt
  • Đường hóa học (artificial sweetener): aspartame, acesulfame potassium, sucralose, v.v. Thức ăn đồ uống ở Mỹ dùng đường hoá học tràn lan. Hàng loạt sản phẩm “sugar free”, “low sugar”, “low calorie” như Diet Coke, Diet Pepsi, tất tần tật những gì có gắn chữ “Diet” trên đó đều có chứa một trong những chất này. Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường thì không việc gì phải dùng các sản phẩm này. Chả ốm được bao nhiêu đâu mà sau này biết đâu lại mang bệnh vào thân. Vì các nghiên cứu hiện tại chỉ chứng mình là những chất này “chưa thấy có hại”. Chứ vài chục năm sau thì ai biết đâu?

Corn Sugar

shin-ramen-black-nutrition.gifĐường, muối, đạm 

Nhìn chung, thức ăn đóng hộp hay bánh kẹo ở Mỹ đều thường có bổ sung khá nhiều đường và muối. Tuy có vẻ vô hại, nhưng nếu món gì bạn ăn cũng có thêm hai thứ này thì chẳng chốc vừa béo phì vừa cao huyết áp. Vì thế khi đọc thành phần, nhớ xem lượng muối “sodium” và phần trăm của chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Như mì gói này chứa gần 50% hàm lượng muối bạn cần trong một ngày thì nên hạn chế. Mình biết mì gói rẻ và tiện, nhưng trừ khi kẹt lắm hãy ăn vì nó chả bổ béo gì cả ngoài quá nhiều muối và chất béo. Ăn cơm trắng với trứng chiên không đắt hơn nhiều mà còn có lợi hơn.

Bạn cũng có thể đọc hàm lượng đường, nhưng điều thú vị ở đây là không có tiêu chuẩn một ngày bao nhiêu đường là maximum. Người bình thường làm sao biết mấy gam là thừa? Cũng vì sức mạnh và ảnh hưởng của ngành công nghiệp vỗ béo nên chưa có luật nào yêu cầu hàm lượng maxium đường phải rõ ràng. Thông tin trên trang web của Hội Tim Mạch Mỹ (American Heart Association) có nói về hàm lượng maximum của “added sugar”, nghĩa là đường bổ sung thêm trong quá trình sản xuất, không tính đường tự nhiên trong thức ăn hay trái cây. Theo như tiêu chuẩn này thì phụ nữ không nên nạp quá 24 gram đường và nam là 36 gram. 

sugar.jpg

Còn đạm thì sao? Thông tin cho người Mỹ là lượng protein tối thiểu cho mỗi người mỗi ngày được tính bằng 0.8 gram x kg cân nặng. Tất nhiên là bạn nên ăn nhiều hơn nếu là người hay vận động thể chất hay đầu óc như đi học nhiều chẳng hạn.

Đừng tin vào mỹ từ

Mỹ từ dùng trong việc label thức ăn như “cage free” hay “free range” để chỉ thịt gà hay trứng. Hay “natural” cho bất kể thức ăn nào. Đều chả có nghĩa lý gì cả! Sau khi hội bảo vệ quyền động vật la lối om sòm phản đối việc các doanh nghiệp ngược đãi gia cầm, thì họ sửa luật lại và nuôi gia cầm “không trong chuồng” (cage-free). Mình nghe thì tưởng là gà mẹ gà con được chạy tung tăng trên đồng cỏ, nhưng không. Đó nghĩa là gà vẫn bị nhốt mấy chục nghìn con trong một khoảng đất, nhồi nhét như cá mòi, chỉ là không phải mỗi con bị nhốt một chuồng. Còn “free range” cũng vậy. Không có nghĩa là thoải mái đi lại, chỉ là trong cái chuồng đó phải có ít nhất “lối đi” (access) ra ngoài. Nếu bạn có một cái lỗ chui lọt 1 con gà trong cái chuồng 10,000 con thì cũng gọi là free range!nas2015ad

Natural lại càng tệ hơn. Ai cũng có thể dán cái mác natural và tự hiểu theo cách của họ. Ví dụ như thực phẩm có “nguồn gốc” tự nhiên, nhưng đã qua mấy chục lần chế biến tinh chế vẫn nghiễm nhiên xưng là natural (như nhãn hàng thuốc lá này đây). Những quảng cáo như thế này lừa dối khách hàng khiến họ tưởng là hút thuốc này hay ăn thứ kia sẽ ít hại hơn và có thể còn có lợi cho sức khỏe trong khi thực tế hoàn toàn khác.

—–

Vì những lí do này nên mình hay đọc nhãn hiệu và bao bì để biết cơ thể sẽ tiêu thụ cái gì. Nếu như người làm khoa học như mình mà đọc không hiểu một nửa số các chất trên bao bì, chỉ nghe toàn tên hoá học thì mình sẽ không ăn. Nói thật kẹo bánh ở Mỹ nhiều hóa chất đến nỗi để 10 năm cũng không mốc (hơi cường điệu, khi nào rảnh sẽ kiểm chứng). Mỗi người nên trang bị kiến thức để lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn của mình và gia đình.

Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Các bài liên quan

Advertisement

5 thoughts on “Du học Mỹ: Đi chợ ăn uống- Hãy hiểu biết

  1. Chị cho em hỏi xíu, giờ ở Việt Nam bắt đầu có các loại thực phẩm thủy canh. Tuy họ thủy canh trong nhà kính, không xài các loại thuốc trừ sâu và tăng trưởng này nọ nhiều. Tuy nhiên bản chất thủy canh thì trồng cho cây sống trong dung dịch hóa học với các loại phân hóa học. Vậy thì những loại cây thủy canh này có thật sự tốt hay là nó chỉ là quảng cáo?

    Liked by 1 person

  2. Chào bạn!

    Cho mình hỏi: ngũ cốc và các loại hạt đóng hộp/ bịch của Mỹ như yến mạch, maccia, hạnh nhân… có tốt 0? Vì mấy đứa bạn nói là ăn chúng giúp giảm cân, đẹp da, có lợi cho sức khoẻ (mình vẫn chưa ăn) nhưng mình đọc xong bài viết của bạn thì thấy chúng cũng chỉ là đồ hộp.

    Xin cảm ơn!

    Like

    1. Chào bạn, các loại đóng hộp có nhiều thứ khác nhau. Các loại hạt (nuts) như almond, macadamia, walnut, thì có nhiều chất béo, nhưng chất béo thực vật này tốt cho cơ thể, nên ăn vừa phải thì có lợi (không bảo đảm giảm cân vì tuỳ vào chế độ ăn uống của mỗi người). Còn yến mạch, oats này nọ là có chất bột (carbohydrates). Cơ chế của chất bột và chất béo khác nhau, nên không thể gộp chung được.

      Tuy nhiên, người Việt Nam hay truyền tai cái gì bổ là đẹp da, giảm cân, khoẻ đủ thứ. Ở Mỹ thì không có cái gì tốt hết được vậy, chủ yếu mình phải ăn uống hợp lý cho phù hợp với cơ thể mỗi người.

      Cảm ơn bạn đã theo dõi blog.

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s