Mạng lưới Impact HUB
One Young World có nhiều format trong 4 ngày: Diễn giả thuyết trình, Plenary session khi các bạn lãnh đạo trẻ thuyết trình ngắn về những project và thành quả trong cộng đồng về một vấn đề nhất định, một External Breakout, và một Internal Breakout tuỳ lựa chọn. Trong External Breakout, mọi người được chia thành nhóm và đi đến các nơi ở Ottawa, Canada học hỏi về các vấn đề khác nhau. Mình chọn Social Impact và được đến thăm Impact HUB Ottawa.
Impact HUB được thành lập 11 năm về trước ở London. Đến nay, mạng lưới đã có 86 hubs, hơn 15,000 thành viên. Mục tiêu của Impact HUB Là tạo nên một nơi để những người có nhiều đam mê khác nhau đến cùng làm việc, cùng sáng tạo, tạo nên những sáng kiến có ích cho môi trường và xã hội. Nó bao quát hơn co-working space rất nhiều vì mọi người không chỉ tìm một chỗ để làm văn phòng, mà họ tìm kiếm một cộng đồng để thuộc về và cùng nhau phát triển xã hội.
Mình học được gì từ External Breakout session này?
Thời gian khá ngắn, nhiều thứ để học nên mình chỉ gạch đầu dòng những điểm thú vị nhé.
Urban planning: Trò chuyện với Councillor Tobi Nussbaum, là một nhà cựu ngoại giao hiện nay đang làm cho thành phố Ottawa. Có bao giờ bạn tự hỏi những người làm dịch vụ công (public service) đã làm được gì cho thành phố bạn? Ông bàn về xây dựng và gìn giữ thành phố, làm thế nào có lợi nhất cho người dân. Ví dụ như làm cống thoát nước, sửa đường, đặt làn cho xe đạp chạy. Ở Mỹ và Canada, ở nhiều thành phố lớn người dân thích và được khuyến khích đi xe đạp cho đỡ kẹt xe và ô nhiễm. Nhưng thành phố phải đặt làn đi xe đạp để bảo đảm an toàn cho họ khi chạy giữa các ôtô lớn. Việc này phải cân bằng với việc làn đường ô tô bị hẹp lại, làm thế nào lợi cho cả hai.
Bạn thấy đó, chỉ một việc tưởng nhỏ như vậy mà còn phải suy nghĩ nhiều, vì tiền thuế của dân không thể sử dụng bừa bãi được. Nguyên buổi mình chỉ nghĩ về Sài Gòn, đến bao giờ mới hết ngập lụt, bao giờ mới có vỉa hè hoàn toàn trống cho người đi bộ? Những chuyện này không thể để người dân tự giải quyết được, mà cần nhiều chất xám từ những cán bộ đặt lợi ích của người dân lên trên mưu lợi cá nhân và được đào tạo chuyên ngành.
- Social Procurement: Đây là một khái niệm hoàn toàn mới mình được nghe. Social procurement là những quy định đặt lợi ích xã hội và môi trường lên trên việc tiết kiệm tiền bạc hay mua được món hàng rẻ nhất. Ví dụ như thành phố muốn mua đèn đường trang trí, và hứa sẽ chọn mua những công ty sản xuất bóng đèn bằng phương pháp ít ảnh hưởng đến môi trường, ít sử dụng hoá chất, dù cho đèn đó có đắt hơn so với bóng đèn bình thường.
Muốn thoát khỏi cảnh thấy lợi trước mắt mà mua cái hại dài lâu về sức khoẻ của như môi trường như nhiều vấn đề ở Việt Nam, mình thấy tất cả mọi người trong xã hội cần phải suy nghĩ như thế này. Từ nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng, đừng vì lợi tiền bạc cho bản thân, trong tương lai gần mà bán rẻ tương lai xa của con cháu và cả xã hội.
- U.lab by Presencing Institute: Nếu bạn có ý muốn tìm hiểu thêm về xã hội, phát triển thành phố, những kĩ năng và kiến thức cần thiết để làm việc hay sáng tạo trong những mảng này, hãy check out trang web của Presencing Institute.
—
Hi vọng một vài điểm trên sẽ hữu ích và truyền cảm hứng đến một số bạn trẻ. Mình rất thích tìm hiểu về những chủ đề này và làm thế nào để giải quyết vấn đề trong cộng đồng ở nhà, nhưng mình chỉ là một cá nhân, trái ngành, thì ít nhất mình có thể góp phần gợi lên đam mê và thầm ủng hộ những ai có nhiệt huyết.
Thank you for your information.
LikeLiked by 1 person
Thanks for a greeat read
LikeLike