Bệnh đường tình dục: Giang mai (Syphilis)

Disclaimer: Nội dung của blog này mang tính tham khảo, không thể thay thế việc đi bác sĩ cũng như được chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (syphillis) là bệnh lây qua đường tình dục- Sexually transmitted diseases (STDs) hay Sexually transmitted infections (STIs)- có thể gây ra những biến chứng dài hạn và/ hoặc tử vong nếu không được chữa trị đúng cách. Các triệu chứng ở người lớn được chia thành hai giai đoạn. Những giai đoạn này là bệnh giang mai nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn, và trễ. Bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, đây là một loại vi khuẩn xoắn (spirochete) khá nguy hiểm so với các bệnh đường tình dục khác.

spirochete.jpg
Vi khuẩn Treponema pallidum 
Bệnh giang mai lây truyền bằng cách nào? Làm sao để tránh?

Giang mai lây qua tiếp xúc trực tiếp với mụn giang mai trong lúc quan hệ tình dục qua hậu môn, âm đạo, hay miệng. Mụn có thể mọc trên dương vật, âm đạo, hậu môn, trong trực tràng, hay trên môi và trong miệng. Người mẹ bị nhiễm cũng có thể lây sang thai nhi của mình.

Bệnh giang mai được gọi là kẻ bắt chước tuyệt vời (the great imitator) bởi vì nó có quá nhiều triệu chứng khả dĩ, trông giống như những triệu chứng của các bệnh khác. Mụn giang mai không đau, sau khi nhiễm lần đầu có thể bị nhầm lẫn với tình trạng lông mọc vào trong, răng dây kéo, hoặc những cục u vô hại khác. Nổi mề đay không ngứa trong giai đoạn hai của bệnh giang mai có thể nổi trên lòng bàn tay và gan bàn chân, khắp cơ thể, hay chỉ ở vài nơi. Bạn cũng có thể bị nhiễm giang mai và có những triệu chứng rất nhẹ hay không có triệu chứng gì cả.

Rửa sạch bộ phận sinh dục, đi tiểu, hay thụt rửa sau khi quan hệ tình dục sẽ không bảo vệ bạn khỏi bệnh giang mai. Có thể bảo vệ bản thân không bị bệnh giang mai bằng cách:

  • Không quan hệ tình dục;
  • Giữ vững mối quan hệ lâu dài với người bạn tình đã từng thử STD và có kết quả âm tính
  • Dùng bao cao su latex và đê nha khoa đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.
Làm sao biết mình có nguy cơ bị lây nhiễm giang mai hay không?

Bất cứ người nào có quan hệ tình dục đều có thể bị bệnh giang mai thông qua quan hệ đường hậu môn, âm đạo, hay miệng. Hãy nói chuyện cởi mở và trung thực với bác sĩ, hay ở Mỹ bạn có thể đi khám ở nurse practitioner, bác sĩ trong trường đại học và hỏi xem bạn có nên đi xét nghiệm các bệnh STIs khác hay không.

Bạn nên thử bệnh giang mai thường xuyên nếu đang có thai và có nguy cơ nhiễm, là đàn ông quan hệ tình dục với đàn ông, bị nhiễm HIV, và/hoặc có (những) bạn tình đã có kết quả thử giang mai dương tính.

Làm sao biết mình đã bị nhiễm? Các giai đoạn của bệnh giang mai 

Các triệu chứng của bệnh giang mai ở người lớn có thể chia thành nhiều giai đoạn:

Giai đoạn nguyên phát (Primary stage)

Trong giai đoạn đầu (nguyên phát), bạn có thể thấy một mụn hay nhiều mụn. Mụn là nơi bệnh giang mai đi vào cơ thể. Mụn thường cứng, tròn và không đau. Bởi vì mụn không đau nên bạn không chú ý, kéo dài từ 3 đến 6 tuần và lành bất kể có chữa trị hay không. Mặc dù mụn biến mất nhưng bạn vẫn phải chữa trị để bệnh không chuyển sang giai đoạn thứ phát.

Giai đoạn thứ phát (Secondary stage)

Trong giai đoạn thứ phát, bạn có thể bị ngứa da và/hoặc lỡ loét trong miệng, âm đạo, hay hậu môn (còn gọi là thương tổn màng nhầy). Giai đoạn này bắt đầu bằng việc phát ban ở một hay nhiều vùng trên cơ thể. Ban có thể nổi lên khi mụn nguyên phát lành đi hoặc vài tuần sau khi mụn đã lành. Ban nổi lên giống như những đốm gồ ghề, đỏ hay nâu đỏ trên lòng bàn tay và/hoặc dưới bàn chân Ban thường không ngứa và thỉnh thoảng mờ nhạt khiến ta không để ý. Những triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi (cảm thất rất mệt). Những triệu chứng từ giai đoạn này sẽ biến mất dù có chữa trị hay không. Không chữa trị đúng cách thì bệnh của sẽ chuyển sang giai đoạn giang mai tiềm ẩn và trễ.

Syphilis mayo.jpeg

Giai đoạn tiềm ẩn và trễ (Latent stage và Tertiary syphilis)

Giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai bắt đầu khi tất cả các triệu chứng biến mất. Nếu không được chữa trị thì có thể tiếp tục mang bệnh trong cơ thể nhiều năm mà không có triệu chứng nào. Khi xảy ra thì rất nghiêm trọng và sẽ bị vài đến vài chục năm sau bị nhiễm. Các triệu chứng của giai đoạn giang mai trễ bao gồm khó phối hợp cử động cơ, liệt (không thể nhấc một phần thân thể), tê, mù, và sa sút trí tuệ (dementia). Ở giai đoạn bệnh giang trễ, bệnh sẽ làm hư các cơ quan nội tạng và gây tử vong.

Nhiễm giang mai được gọi là sớm nếu bệnh nhân còn trong vòng một năm từ khi nhiễm bệnh như trong nguyên phát và thứ phát. Người bị nhiễm sớm có thể dễ dàng lây bệnh qua QHTD. Ða số trường hợp giang mai sớm được phát hiện ở đàn ông có quan hệ tình dục với đàn ông, nhưng phụ nữ và thai nhi cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

“He who knows syphilis knows medicine”- Người bác sĩ nào biết giang mai là đã biết y khoa

Father of Modern Medicine, Sir William Osler

Bác sĩ thử và chẩn đoán bệnh cho bạn bằng cách nào?

Trong đa số trường hợp, có thể thử máu để tìm bệnh giang mai. Một số bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh giang mai bằng cách thử dịch từ mụn giang mai.

Đối với người mang thai, giang mai ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

Phụ nữ mang thai nếu có bệnh sẽ lây sang cho thai nhi. Nếu đang mang thai, người mẹ nên đi xét nghiệm trong lần thăm khám thai đầu tiên. Xét nghiệm và điều trị là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về sức khoẻ. Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh thường không có triệu chứng ngay, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng sau vài tuần.

Bệnh giang mai được chữa trị như thế nào?

Penicilline.jpgBác sĩ sẽ cho bạn thuốc kháng sinh đặc trị. Theo guideline năm 2015, thuốc được Center for Disease Control & Prevention khuyên dùng là Penicillin G truyền tĩnh mạch. KHÔNG ĐƯỢC TỰ MUA THUỐC VỀ UỐNG.KHÔNG PHẢI LOẠI NÀO CŨNG CHỮA ĐƯỢC. Liều lượng, thời hạn chữa trị sẽ tuỳ theo hiện trạng bệnh mà được bác sĩ kiểm soát. Penicillin cũng có nhiều dạng (benzathine, aqueous procaine, aqueous crystalline), và phải chọn phù hợp mới chữa được triệt để. Hơn nữa, một số người dị ứng nặng với penicillin thì tự uống sẽ dẫn đến nguy hiểm. Người có QHTD với người bệnh cũng cần phải đi bác sĩ để được chữa trị phòng lây nhiễm.

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hay không?

Có, có thể trị dứt bệnh giang mai bằng kháng sinh phù hợp từ bác sĩ như trên. Tuy nhiên, thuốc chỉ chữa khỏi vi khuẩn, còn những tổn thương vĩnh viễn vi khuẩn đã gây ra với cơ quan sinh dục sẽ không để hồi phục được.

Ngay cả sau khi đã chữa trị dứt thì vẫn có thể bị tái phát. Chỉ có thử nghiệm phòng lab mới xác nhận được bạn còn có bị giang mai hay không. Bác sĩ nên thử nghiệm theo dõi để chắc chắn rằng quá trình chữa trị đã thành công.

Do mụn giang mai có thể ẩn trong âm đạo, hậu môn, và dưới bao quy đầu dương vật, hay trong miệng, bạn có thể không biết bạn tình bị giang mai. Trừ khi biết rõ (những) bạn tình của mình đã thử nghiệm và được chữa trị, bạn vẫn có thể có nguy cơ bị giang mai lại từ bạn tình không được chữa trị.

Tài liệu tiếng Việt: Tờ rơi Syphilis- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ


Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Sources: Featured image, Syphilis- CDC Fact SheetSpirochete, PenicillinSyphilis treatment guidelinesMayo Clinic

Advertisement

One thought on “Bệnh đường tình dục: Giang mai (Syphilis)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s