Medical Affairs- Panadol: Mở hạnh phúc?

Như đã bàn ở blog trước- Industry pharmacist- Tiềm năng và cơ hội vô kể dành cho PharmD, có nhiều hướng PharmD có thể làm trong công ty dược và cơ hội phát triển bản thân nhiều vô kể. Một bộ phận phổ biến mà PharmD sau khi tốt nghiệp hay vào công ty dược bắt đầu sự nghiệp là Medical Affairs. Thật ra mình cũng không biết dịch chính xác là gì, vì các anh chị đồng nghiệp ở Việt Nam cũng gọi tên tiếng Anh. Người ngoài ngành hầu như không biết chức năng của Medical Affairs, nên mình sẽ dành post này giải thích cơ bản cho mọi người cùng biết.

Muốn vào làm Medical Affairs không chỉ có PharmD. Nhiều anh chị có PhD hoặc MD rất được ưa chuộng, đặc biệt là MD (bác sĩ). PhD thì khó khăn hơn 1 tí vì phải chứng minh bản thân có nhiều kĩ năng mềm khác như giao tiếp, quan hệ với khách hàng, trao đổi thông tin. Nhưng PhD thì lại có kiến thức và kĩ năng nghiên cứu sâu rộng hơn là một điểm sáng. Trong team mình hiện nay sếp là MD, 1 anh làm chung là PharmD, 1 anh là PhD, và một chị là MD và PhD.

Những trách nhiệm cơ bản của người làm Medical Affairs
Ensure Medical Accuracy- Bảo đảm thông tin khoa học chính xác

Hãy tưởng tượng nhé, khi bạn đi siêu thị mua bất cứ hàng tiêu dùng nào, trên nhãn/bao bì đều có hướng dẫn sử dụng và thông tin của nhà sản xuất, kèm theo số điện thoại liên lạc nếu có thắc mắc. Và sản phẩm nào cũng có quảng cáo đi kèm. Như Coca cola “Mở hạnh phúc” hay “Bật tuôn sảng khoái”. Hàng tiêu dùng thì đa số muốn quảng cáo kiểu gì cũng được, nhưng nếu thay bằng “Panadol, mở hạnh phúc”. Hay “Efferalgan, bật tuôn sảng khoái” thì thể nào bộ y tế cũng gõ cửa thăm hỏi.

Open happiness
“Panadol- Mở hạnh phúc”?

Dược phẩm là sản phẩm được quản lý gắt gao, nên mỗi câu chữ trên bao bì hay quảng cáo đều được kiểm tra chặt chẽ từ trong công ty cho đến bên ngoài bởi bộ y tế. Và vì lí do đó nên dược sĩ trong Medical Affairs là người chịu trách nhiệm về độ chính xác (medical accuracy) của những câu chữ này, xem có đủ thông tin từ thử nghiệm lâm sàng (clinical trial) để hỗ trợ câu chữ đó hay không. Thường thì trước khi đưa ra thị trường, nhân viên Marketing sẽ đề xuất ý tưởng quảng cáo (bao gồm câu chữ, hình ảnh, sắp xếp thứ tự của thông tin, v.v), và trình duyệt qua Medical Affairs, luật sư (Legal department), và Regulatory Affairs (những người am hiểu về luật lệ của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ- Federal Food and Drug Administration hay FDA).

Ví dụ như thuốc chỉ được thử nghiệm trên người lớn, thì không thể nào quảng cáo thuốc có tác dụng cho tất cả mọi người được, vì đó bao gồm cả trẻ em. Hay là thuốc dành cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối thì hình ảnh đại diện không thể nào là một người trung niên khỏe mạnh cười tươi roi rói. Vì người làm Legal là luật sư, người làm Marketing thì học business, và Regulatory Affairs đôi khi không am hiểu hết về những thông tin dữ liệu khoa học và bệnh học nên phải trông cậy vào người làm Medical để bảo đảm thông tin chính xác và an toàn cho người dùng.

Scientific Exchange

Một phần trách nhiệm của dược sĩ trong Medical Affairs lả MSL border.pngtrao đổi thông tin khoa học (scientific exchange) với bác sĩ và cộng đồng y tế (medical community) về thuốc. Scientific exchange khác với trình dược viên ở chỗ trình dược viên chỉ có thể đề cập đến thông tin kê toa (on-label information). Bất cứ dữ liệu nào ngoài thông tin kê toa (off-label information) thì trình dược viên không được trao đổi mà phải nhờ đến Medical Affairs trả lời, theo luật của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Thông tin kê toa bao gồm dữ liệu mà công ty nộp cho FDA duyệt trước khi thuốc mới được phép ra thị trường. Sau khi thuốc được chấp thuận, công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các nghiên cứu lâm sàng khác, và chỉ có những người có chuyên môn trong bộ phận Medical Affairs mới được phép trao đổi vì các thông tin này nằm ngoài chỉ định của thuốc. Một điều đáng nói nữa là ngay cả Medical Affairs cũng không được chủ động trao đổi dữ liệu này (proactive manner), mà chỉ được để cập khi bác sĩ có câu hỏi (bị động hay reactive manner).

Ngoài ra, dược sĩ trong bộ phận này hay đi dự hội thảo khoa học để hiểu thuyết trình về thuốc, học hỏi thêm về bệnh lý và các thuốc khác để trau dồi kiến thức và thu gom thông tin về các thuốc khác trên thị trường.

Những bộ phận khác thuộc Medical Affairs

Những mảng chung kể trên giống như chất keo kết nối các bộ phận khác trong Medical Affairs lại với nhau, đề ra chiến lược cho cả năm, giúp mọi người cùng đạt được mục tiêu đúng thời hạn. Đây là mảng mình đang làm, công việc của mình là Medical Scientist (hay Medical Affairs Manager). Trong Medical Affairs còn bao gồm nhiều mảng cụ thể hơn mà mình sẽ kể sơ lược dưới đây.

Medical Information- Medical Information Specialist

Call center borderNếu như bạn có câu hỏi về dầu gội đầu Pantene có làm rụng tóc hay không, thì có thể gọi điện đến trung tâm chăm sóc khách hàng để giải đáp thắc mắc. Còn nếu bạn đang băn khoăn Panadol có dùng cho đứa cháu 2 tuổi được không, thì bạn sẽ gọi điện đến trung tâm giải đáp thông tin về thuốc. Và những người trả lời điện thoại của bạn phải có bằng khoa học/y khoa (dược sĩ, y tá, v.v) để có thể giải thích được những thông tin có tính khoa học cao cho người dùng. Và nếu trung tâm không giải đáp được thắc mắc của khách hàng từ những câu trả lời có sẵn, thì sẽ có dược sĩ trong công ty đi tìm hiểu và viết một câu trả lời riêng (customized medical information letter) cho khách hàng đó. Đây là một con đường phổ biến trong Medical Affairs mà nhiều dược sĩ theo đuổi.

Field Medical- Medical Science Liaison

Field Medical là cánh tay đắc lực của Medical Affairs, vì đây là những người sẽ đi gặp trực tiếp bác sĩ để trao đôi thông tin hằng ngày. Công việc của họ là lên hẹn gặp bác sĩ mỗi ngày, trao đổi những thông tin mới nhất giống như Scientific Exchange đề cập ở trên. Nhưng Medical Science Liaison (MSL) khác ở chỗ là họ không làm trong công ty, không có bàn ngồi một chỗ mà họ làm việc trên thị trường (field-based). Mỗi MSL sẽ có list khoảng mấy chục bác sĩ họ phải gặp vài lần trong 1 năm. Mọi người chú ý MSL khác với Sales Rep nhé, vì MSL trực thuộc Medical chứ không phải Commercial.

Publications- Publications manager 

Dược sĩ có làm trong bộ phận giúp công ty xuất bản thông tin khoa học (scientific/ medical publications) từ các thí nghiệm lâm sàng trong các tập san khoa học (scientific journal) để phổ biến thêm thông tin về thuốc đến cộng đồng y tế. Làm trong publications cần có kĩ năng viết khoa học (scientific writing) giỏi, kĩ năng lên kế hoạch (planning skill) và biết quản lý project (project management skill) vì đôi khi mình không tự viết mà mướn các dịch vụ nhỏ khác viết để mình kiểm tra.


Đây chỉ mới là sơ lược một vài con đường mà dược sĩ có thể theo đuổi trong Medical Affairs. Nếu mọi người có ý thích tìm hiểu thêm thì trên mạng có rất nhiều thông tin cụ thể hơn, và trong tương lai mình sẽ viết thêm về những mảng chính. Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Photo Credit: Featured ImageOpen Happiness, Medical Call CenterScientific Exchange

Advertisement

One thought on “Medical Affairs- Panadol: Mở hạnh phúc?

  1. Em chào chị,
    Em đã đọc nhiều Blog của chị, nội dung các blog đã giúp em mở mang rất nhiều hiểu biết về Medical Affairs – Một khái niệm mới hôm nay em mới biết đến.
    Em là Bác sỹ, đã học chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình – Thẩm mỹ ở Việt Nam. Ngành em đang theo đuổi được coi là một ngành Hot của Medical Doctor ở Việt Nam, nhưng cần nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ để được học hỏi thêm, mà một học viên mới ra trường như em chưa có. Vậy nên thời gian này em đang ở nhà là chính, làm quản lý dự án Online và đang chờ thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề.
    Bạn gái em (Dược sỹ) có giới thiệu em làm Medical Affairs, vì bạn bảo ở chỗ bạn làm việc thì toàn Bác sỹ làm việc này thôi. Em cũng đang băn khoăn, nếu làm Meidical Affairs thì em nghĩ cũng sẽ làm về mảng Thẩm mỹ (Filler, Botox, Túi ngực, Sụn nâng mũi,…) vì nó liên quan đến chuyên ngành của em, và song song với đó em vẫn phát triển mảng thẩm mỹ nội khoa (Thẩm mỹ nhẹ nhàng, ít dao kéo). Chị cho em xin ý kiến:
    1. Ôm 2 việc một lúc như vậy có hợp lý không ạ?
    2. Việc Bác sỹ lấn sân sang làm Medical Affairs thì có những thuận lợi và khó khăn gì? Có nên chuyển sang làm Medical Affairs luôn không?
    Những góp ý của chị rất có ý nghĩa với em, em rất mong nhận được phản hồi từ chị, em cảm ơn chị!
    Em Lực

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s