Industry pharmacist- Tiềm năng và cơ hội vô kể dành cho PharmD

Ở Việt Nam, cơ hội cho dược sĩ làm việc trong bệnh viện và nghiên cứu không nhiều. Nhà thuốc không phải lúc nào cũng có dược sĩ trực, một phần vì luật chưa được quản lý chặt chẽ và cung không đủ cầu nếu nhà thuốc nào cũng phải có dược sĩ đứng bán. Vì thế nên phần lớn dược sĩ tốt nghiệp làm ở công ty dược trong nhiều bộ phận khác nhau như marketing và trình dược viên (sales representative).

Trong khi đó, ở Mỹ mỗi nhà thuốc và bệnh viện, mỗi ca đều phải có dược sĩ quản lý. Trong công ty dược thì dược sĩ chuyên làm về những mảng yêu cầu chuyên môn y dược/khoa học cao chứ ít làm marketing và sales, vì những bộ phận này thường yêu cầu MBA và ít nhiều kiến thức về business. Mình còn nhớ khi kể với đồng nghiệp bên này trình dược viên ở Việt Nam toàn là dược sĩ bác sĩ, ai cũng há hốc mồm ngạc nhiên. Ở bên đây mà như thế thì công ty không bao giờ trả lương nổi.

Industry pharmacist- Tại sao lại là nghề nghiệp đầy hứng thú?

Từ khi vào trường dược, mình đã quyết tâm theo đuổi con đường vào làm trong các công ty dược đa quốc gia. Bản thân mình thích làm công việc đa dạng, yêu cầu sự sáng tạo, và mỗi ngày có thử thách khác nhau nhưng vẫn cần nền tảng khoa học vững chắc. Và công việc của dược sĩ trong pharmaceutical industry hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu đó. Hơn nữa, con đường phát triển bản thân và sự nghiệp của dược sĩ trong công ty là vô kể. Table dưới đây mình liệt kê một vài ưu/khuyết điểm của việc làm dược sĩ cho công ty.

Disclaimer: Những gì mình viết về chủ đề này là từ kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân, về cơ hội việc làm của PharmD ở thị trường Mỹ. Vì thị trường dược và hệ thống đào tạo dược sĩ mỗi nơi mỗi khác, mọi người nên tự tìm hiểu thêm rồi có thắc mắc gì mình sẽ cố gắng trả lời.

Industry pharmacist

Cơ hội khác nhau cho dược sĩ trong industry

Medical Affairs 

Thông thường PharmD hay bắt đầu ở mảng Medical Affairs, bao gồm Medical Communications, Medical Information, Field Medical, Publications, v.v. Mình sẽ bàn cụ thể thêm ở blog sau về công việc và trách nhiệm của người làm Medical Affairs.

Regulatory Affairs

Người am hiểu luật lệ của Cục quản lý dược và thực phẩm của Mỹ (FDA) để giúp công ty nộp đơn cho thuốc được cấp phép bán ra thị trường (FDA submissions & approval), và đây là cả một quá trình dài nhiều năm chứ không chỉ một lúc. Những người này có nhiều trách nhiệm như viết thông tin, nộp đơn, và bàn bạc với FDA trước khi các thí nghiệm lâm sàng được phép hoạt động, liên hệ thảo luận với FDA về các dữ liệu của thuốc được phép bao gồm trong Hướng dẫn sử dụng (prescribing information). Đây là tờ giấy mỏng cuộn lại nhỏ xíu trong mỗi hộp thuốc bạn mua về. Từng câu từng chữ trên đó đã được kiểm duyệt bởi bộ phận này trong công ty và được sự đồng ý của FDA sau nhiều giờ thảo luận căng thẳng.

Pharmacovigilance hay còn gọi là Drug Safety

Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi thuốc từ trước khi ra thị trường cho đến nhiều năm sau. Không phải tác dụng phụ nào của thuốc cũng được tìm ra khi thử nghiệm lâm sàng, vì số người sử dụng thuốc rộng rãi lên đến hàng triệu, cao hơn gấp nhiều lần số bệnh nhân được thử nghiệm lâm sàng (chỉ vài trăm hay vài nghìn). Vì thế sau khi được bán ra thị trường, những tác dụng không mong muốn khác (adverse reactions) vẫn liên tục được người tiêu dùng và bác sĩ thông báo cho công ty để người làm Pharmacovigilance điều tra theo dõi. Nếu có gì bất thường hay nguy hiểm hơn dự đoán, công ty sẽ tìm hiểu sâu hơn và đưa ra quyết định đúng đắn (như là thêm thông tin vào Hướng dẫn sử dụng, mở thêm các thí nghiệm lâm sàng khác, hoặc nặng hơn là phải ngưng sản xuất thuốc).

Clinical Research- Thí nghiệm lâm sàng

Như bạn đã biết, trước khi thuốc được nộp đơn cho FDA đã phải trải qua nhiều bước thí nghiệm lâm sàng hay còn gọi là clinical research (thí nghiệm thuốc trên động vật và người) mình đề cập ở blog trước. Và dược sĩ có thể làm người quản lý các cuộc thí nghiệm này (clinical trial). Công việc cụ thể bao gồm vẽ ra design của cuộc thí nghiệm, sẽ tuyển bệnh nhân (recruit patients) ở đâu, bao nhiêu lâu thì xong, cho bệnh nhân uống thuốc liều gì, sẽ phải theo dõi bằng việc đo đạc những gì, có những tác dụng phụ nào cần phải quan sát, v.v nhiều thứ lắm. Tất nhiên là những việc này phải làm trong một team chứ không phải chỉ một mình mà làm được.

Ngoài những mảng chính kể trên, tất nhiên mình đã gặp dược sĩ làm trong rất nhiều mảng khác như Marketing hoặc Sales tuỳ sở thích mỗi người, hay Sales Training (huấn luyện trình dược viên), Strategy (Chiến lược) cho một thuốc từ phòng lab lên kế hoạch ra thị trường trong vài năm tới, Business Development & Licensing (tìm hiểu xem công ty có thể hợp tác chiến lược với các công ty khác, mua thuốc từ các công ty khác về phát triển tiếp, hoặc mua luôn cả công ty). Vì cơ hội rộng và nhiều như vậy nên mình mới nói là tiềm năng của pharmaceutical industry đối với PharmD là không có điểm dừng. 

Làm sao để vào làm trong pharmaceutical industry?

Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Mình đã thấy nhiều người đi nhiều đường. Hiện nay, con đường phổ biến là ứng tuyển vào làm PharmD Post-Doctoral fellowship trước khi tốt nghiệp. Vừa lấy bằng PharmD xong thì đi làm cho công ty từ 1-2 năm, lương vừa đủ sống trong lúc mình học hỏi về công ty và công việc, làm quen nhiều người, và hi vọng sau khi hoàn thành fellowship sẽ tìm được công việc full-time. Con đường này rất cạnh tranh, vì mỗi năm vài ngàn sinh viên dược ứng tuyển nhưng trên cả nước fellowship chỉ đủ cho vài trăm người. Nhiều người không tìm được fellowship hoặc chưa nghĩ đến thì đi làm vài năm ở những môi trường khác (nhà thuốc, bệnh viện, các công ty dịch vụ), rồi dùng kinh nghiệm đó xin vào làm ở công ty dược. Nếu không theo hướng fellowship, thì bạn cần ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm đi làm mới hi vọng được cân nhắc khi nộp đơn vào công ty.

Bản thân mình hiện nay đang làm trong Medical Affairs và rất yêu thích công việc này. Chức vụ của mình là Medical Scientist hay Medical Affairs Manager. Mình được đi nhiều nơi để dự hội thảo, gặp nhiều bác sĩ nổi tiếng trong ngành, và được làm nhiều công việc khác nhau nên mỗi ngày đều đầy hứng thú.

Hi vọng những giới thiệu căn bản trên giúp các bạn hiểu thêm về những career path mà dược sĩ theo đuổi và giá trị của dược sĩ trong việc mang dược phẩm đến cho mọi người. Giá trị đó là điều mình luôn băn khoăn vì nhiều người không biết và sẽ không trân trọng những người dược sĩ đang lao động hết mình để mang lại sức khỏe và giúp mọi người vượt qua bệnh tật.

Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Hoàng Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Source: Featured Image

Advertisement

13 thoughts on “Industry pharmacist- Tiềm năng và cơ hội vô kể dành cho PharmD

  1. Chào chị. Bài viết của chị như xoáy đúng vào mong ước nghề nghiệp của em. Em đang học ngành dược tại Đại học Duy Tân ở Đà Nẵng. Ngành này ở trường em khá non trẻ và chỉ mới tuyển sinh được 4 khóa nên có lẽ chị không biết như Đại học Dược Hà Nội hay Hồ CHí Minh. Ở Đà Nẵng thì các hoạt động về Dược không sôi động cũng như đầy tiềm năng như hai đầu đất nước, nên cơ hội thực tập rất khó và tiềm kiếm cơ hội rất khó. Em sắp tốt nghiệp nên cái vấn đề career path làm em suy nghĩ mãi. Bản thân em nhận thấy mình hứng thú với pharmaceutical industry từ lúc vào năm một vì em rất thích môi trường năng động và được đi nhiều :)) tuy nhiên em vẫn còn mù tịt về hướng đi của cái này. Vây em muốn hỏi là nếu em tốt nghiệp xong và muốn xin học bổng thạc sĩ ở nước ngoài rồi đi làm cho các công ty dược đa quốc gia có được không ạ? Em xin cảm ơn.

    Like

    1. Nếu em muốn đi làm các công ty dược đa quốc gia sao không tìm việc làm ở VN trước xem thế nào? Đi học tốn kém tiền bạc thời gian. Chị cũng không biết em muốn đi học thạc sĩ gì, vì dược sĩ ở đây chỉ có một cấp là PharmD, và học bổng ngành dược thì gần như không có, còn các ngành khác thì tuỳ.

      Like

  2. Hi tiny pharmacist, i’m a student in community college in San Jose, CA. After reading pages of your blog I found myself deeply interest with the pharmacist ‘s profession. Therefore, I did a research on what i can do to go for the pharmacy school but the result is not as I expected. Many UC ( California schools) accept only CA resident like UC San Diego… But the question i want to ask is that can i fund myself ( like working ) to afford pharmacy school ( indeed I know that tuiton is way too expensive, around 30 thousands for in-states) or is there any scholarship to get for pharmacy school ?
    Appreciate. Thank You

    Like

    1. Hi Jack. You asked a tough question. I try my best to answer below. I’m not sure what kind of part time work would make enough money to afford the pharmacy school tuition. Because you pretty much have to attend school full time, so full time jobs are quite hard to juggle.

      Some schools do have lower tuition and/or scholarship (check AACP website). It might take some time but if you really want, you should do a lot of research to find those schools/scholarships. Scholarships for pharmacy school are indeed very rare, but nothing is impossible. A lot of people also take out loans (which I don’t recommend for or against because everyone’s financial situation is different).

      Sorry I can’t help much :(, good luck with your journey! and thanks for your interest in my blog.

      Liked by 1 person

  3. Chào chị, trong bài chia sẻ của chị em thấy chị có đề cập đến dược sĩ làm về Pharmacovigilance hay Drug Safety. Em có nghe về công việc này và thấy tính chất công việc khá thú vị. Em muốn tìm hiểu thêm về công việc này. Em xin hỏi là để làm về mảng này cần có những kinh nghiệm và kỹ năng gì?
    Em đang làm ở mảng Đảm bảo chất lượng của một nhà máy dược (em làm được 2 năm) và kỹ năng tiếng anh tốt, em có đủ điều kiện cơ bản để làm ở mảng này không?
    Em cảm ơn.

    Like

    1. Chào em. Chị không gần với pharmacovigilence nên không rõ lắm. Chỉ biết những người này thu thập thông tin và report về adverse reactions đối với thuốc, và có vẻ như họ cần good analytical skills, Microsoft Excel skills, can learn new programs quickly, good organizational skills. Thêm nữa là không biết mảng này có ở các thị trường nhỏ như Việt Nam không, hay là centralized về trụ sở chính ở các nước lớn. Và chắc phải có bằng về y dược.

      Like

      1. Xin chào bạn,

        Mình cũng là Dược sĩ và đang làm cho 1 công ty dược đa quốc gia ở Việt Nam, bộ phận Medical Affairs. Công việc trước của mình cũng làm về Pharmacovigilance (PV) nếu mình có nắm rõ hơn bạn 1 xíu. Ở thị trường nhỏ như Việt Nam thì mảng Pharmacovigilance (Cảnh giác Dược) không cần analytical skill vì nhiệm vụ chủ yếu là thu thập các báo cáo Adverse event/ Adverse reactions (Biến cố bất lợi) từ bác sĩ, trình dược…, dịch sang tiếng Anh và báo cáo cho các trung tâm xử lý số liệu ở nước ngoài. Việc báo cáo này có thể bao gồm đánh giá sơ bộ về mối liên quan (Causality) giữa thuốc và biến cố. Sau đó khi nhận được các báo cáo chuẩn từ trung tâm, PV sẽ lại gởi đến cho Trung tâm ADR của Bộ Y Tế. Ngoài ra bộ phận PV ở đây còn làm các việc training (cho nội bộ và bên ngoài), đưa ý kiến về mặt PV cho các hợp đồng (PV Clause), phê duyệt cho các dự án nghiên cứu thị trường (Market Research) về mặt PV.
        Do đó theo mình, mảng PV ở Việt Nam cần English skill (đặc biệt là các thuật ngữ y khoa chuyên ngành), Presentation skill và phải nắm vững các luật lệ, quy định liên quan đến báo cáo PV khi đưa thuốc ra thị trường (post-marketing) và trong nghiên cứu lâm sàng (Clinical trial). Nói chung là làm công việc PV đòi hỏi sự cẩn trọng và mất rất nhiều thời gian training cũng như cập nhật các yêu cầu báo cáo PV (từ Bộ Y tế Việt Nam) cũng như bộ y tế các nước (nếu làm công ty Dược Đa quốc gia).

        Ngoài ra, mình cũng muốn nói thêm với bạn là ở môi trường Việt Nam, do số lượng Bác sĩ nhiều nên thật ra Dược sĩ cũng không có nhiều tiếng nói. Bộ phận Medical Affairs chủ yếu là BS (Medical Director, Medical Manager, Medical Information và MSL – có thể là có dược sĩ). Và khi đi ra ngoài nói chuyện thì BS bên ngoài cũng đánh giá cao nếu nhân viên công ty là BS hơn là DS. Hơi buồn một chút.

        Liked by 1 person

  4. Hi,

    I stumbled upon your blog which provided great information about pharmacy career. I’m currently an emergency medicine pharmacist x2 years who would like to transition to pharmaceutical industry. Any advice from you would be much appreciated. I prefer not to go through the fellowship due to significant pay cut. Thanks in advance!

    Karen

    Like

    1. Hi Karen. For pharmacists who are already working for a while I wouldn’t advise doing the fellowship either. You can try out for entry jobs into the pharmaceutical industry such as medical writer (for pharmacy and medical communication agencies), drug information call centers, or medical science liaisons (this one is harder to get but a great start). Look out for those jobs and apply would be my advice. You can also talk to people who are MSLs for more information. I don’t know if your institutions let them in to talk to the doctors but you could ask around. Best.

      Like

  5. Chào chị ! Chị có thể cho em hỏi chị đã kiếm được tuition cho pharmacy school như thế nào không ạ?

    Like

  6. Chào chị ạ, những chia sẻ trên blog của chị quả thực đã truyền cảm hứng rất nhiều đến những dược sĩ mới ra trường như em. Hiện tại em đang làm bộ phận dược lâm sàng bệnh viện ở Việt Nam. Tuy nhiên em muốn định hướng phát triển của bản thân trong môi trường của công ty Dược đa quốc gia. Theo kinh nghiệm của chị, những kiến thức chuyên môn và kĩ năng từ lĩnh vực dược lâm sàng sẽ thích hợp và phục vụ tốt nhất cho vị trí công việc nào ở Industry Pharmacy ạ?
    Cảm ơn chị đã dành thời gian đọc và hy vọng sẽ sớm nhận được hồi âm từ chị!

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s