Một ngày làm dược sĩ industry

Sau khi đã giới thiệu ở những blog trước dược sĩ làm gì trong công ty dược và trong Medical Affairs, hi vọng các bạn đã có thời gian tìm hiểu thêm chi tiết về các nhánh ngành này. Hôm nay mình chia sẻ góc nhìn cá nhân của một người làm Medical Affairs xem một ngày, một tuần bình thường ra sao, bao gồm những hoạt động chính nào, và một vài từ ngữ trong ngành để mọi người cùng biết.

Huấn luyện cho Medical Science Liaison (MSL) và Sales Representatives

Sales training.pngNhững người làm MSL trên thị trường có nhiệm vụ đặt hẹn thường xuyên với bác sĩ, nhưng thường là bác sĩ dẫn đầu, tên tuổi lớn quan trọng, gọi là Key Opinion Leader (KOL) hay Thought Leader (TL). Trong khi đó, sales rep thường hẹn với nhiều bác sĩ hơn, có thể không có tên tuổi. Công ty có nhiều sales rep chứ MSL thì khoảng chục sales rep mới có một người.

Từ văn phòng, những người trong Medical Affairs như mình sẽ hỗ trợ MSL bằng các training mỗi tuần, thông báo cho họ khi nào có các bài khoa học mới xuất bản, v.v. để họ luôn được cập nhật thông tin và chiến lược mới nhất, vì MSL giống như tai mắt của văn phòng trên thị trường. Ví dụ như bác sĩ muốn làm một nghiên cứu tại bệnh viện của họ và hỏi xem công ty có thể cung cấp thuốc cho cuộc thí nghiệm này không, thì MSL sẽ nói lại với mình để mình giải quyết. Ngoài ra, mỗi khi công ty thuê sales rep mới, mình sẽ có trách nhiệm huấn luyện họ về các thông tin khoa học về thuốc, còn Sales training sẽ huấn luyện kĩ năng sales.

Promotional Review

Như mình đã đề cập ở blog trước, một trong những trách nhiệm của Medical Affairs là bảo đảm tính chính xác của thông tin khoa học trước khi tuyên truyền rộng rãi ra thị trường. Việc này được đảm bảo bởi các cuộc họp Promotional Review thường mỗi tuần 1 hoặc 2 lần. Ngồi trong phòng thường là luật sư (Legal department), một người từ Regulatory Affairs, Medical Affairs; và Marketing là người chịu trách nhiệm tạo ra các campaign quảng cáo đó. Trước khi vào họp, mọi người sẽ xem tài liệu mà Marketing tạo ra, ví dụ như bảng quảng cáo, tờ rơi, core visual aid (tài liệu sales representative dùng để thảo luận với bác sĩ).

  • Đến khi vào thảo luận chị Regulatory Affairs rất biết luật lệ của FDA thì sẽ nhìn xem có câu chữ nào mà FDA có thể quay ra bắt lỗi mình và phạt hay không. Phạt ở đây là gửi thư cảnh cáo và công ty sẽ vắt giò lên cổ đi thu hồi lại hết các văn bản thông tin đó, rất tốn kém và mất thời gian.
  • Ông luật sư sẽ nghĩ hmnnnn, lỡ như bệnh nhân hay công ty khác đọc thấy quảng cáo này mà cảm thấy thuốc không đúng như lời quảng cáo rồi quay ra kiện, thì mình có đủ yếu tố để bảo vệ công ty trước pháp luật hay không.
  • Nhưng có thể ông luật sư và chị Regulatory không am hiểu thuốc và khoa học bằng người làm Medical, nên họ quay sang hỏi “Anh/chị thấy câu chữ miêu tả tác dụng thuốc như vậy có hợp lý hay không? Về mặt khoa học thì nói như thế nào là chính xác?” thì mình sẽ là người đưa ra chính kiến giải thích cho họ.

Diclegis ad.jpg

Cụ thể như cô Kim Kardashian đây. Năm ngoái cổ có thai, được công ty thuốc ốm nghén trả tiền nên lên Instagram quảng cáo thuốc Diclegis tùm lum trên cái post chút xíu này. Vừa xong thì FDA gửi thư cảnh báo liền tức khắc (xem thêm ở đây), chỉ ra lỗi đầy trên đó. Ví dụ như cổ dùng OMG như là khen thuốc thần, đưa thông tin về thuốc không cân bằng giữa hiệu quả và tác dụng phụ, dẫn nguồn thông tin kê toa chưa thoả đáng,v.v và v.v.

Fun fact: Chỉ có 2 nước trên thế giới cho phép công ty dược quảng cáo trực tiếp đến bệnh nhân (Direct to Consumer marketing hay DTC) mà thôi. Đó là Mỹ và New Zealand. Ở các nước khác, bạn chỉ được quảng cáo cho bác sĩ mà thôi bằng cách gặp họ trực tiếp, ở hội thảo, hoặc đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành. Bởi vậy nên ở Việt Nam không khi nào thấy quảng cáo thuốc đặc trị chạy trên tivi, chỉ có thuốc không cần toa (Over the Counter hay OTC) mới được quảng cáo.

Advisory boardADboard.png

Advisory board là khi công ty có vấn đề cần tìm hiểu xem các bác sĩ đầu ngành nghĩ gì và cho ý kiến ra sao, họ sẽ mời 5-10 bác sĩ đến một buổi họp nửa ngày. Ở đấy, công ty sẽ chia sẻ nhiều thông tin chưa được public ra thị trường để tham khảo ý kiến của những người nổi tiếng giỏi này. Ví dụ như thuốc sắp launch, công ty biết là thuốc có một tác dụng phụ nổi bật như dễ gây viêm phổi nhưng không biết trong cộng đồng khoa học điều đó quan trọng thế nào. Bác sĩ có thể sẽ nói “Ah, thường chuyện này nhỏ. Thuốc có công dụng tốt mới quan trọng, còn viêm phổi tui chữa được dễ dàng”. Hoặc cũng có thể họ bảo “Không, tui thấy viêm phổi là né ngay, vì bệnh nhân thường người lớn tuổi, chữa rất là mệt và nguy hiểm. Tui nghĩ sẽ không dùng thuốc này nhiều”. Những thông tin như vậy gọi là insights, không thể ngồi trong văn phòng mà đoán được thị trường suy nghĩ thế nào.

Đi công tác

Mỗi tháng mình đi công tác một chuyến, tuỳ vào đòi hỏi công việc và phân chia hoạt động trong team. Lúc vừa vào làm tháng 5/2015 thì bộ phận Medical Affairs của toàn chi nhánh Mỹ có họp off-site ở Philadelphia để mọi người trong văn phòng và những nhân viên trên field (Medical Science Liaison) có dịp gặp nhau. Tháng 6 thì có advisory board ở Miami nên mình được đi dự. Tháng 7 lại đến họp National Sales Conference ở Chicago. Đây là dịp cho những sales rep từ khắp các tiểu bang họp lại một nơi để training, học hỏi lẫn nhau, và được chia sẻ chiến lược để tiếp tục phấn đấu trên thị trường. Tháng 9 và 10  có hai cuộc hội thảo quan trọng nên mình bay sang San Diego để dự, thu thập thông tin, và gặp gỡ bác sĩ.

medical congress.jpg
Medical Congress- mỗi bệnh, mỗi chuyên khoa đều có các hội thảo mỗi năm như thế này

Mọi người thấy đó, công việc của người làm Medical Affairs rất đa dạng và tiếp xúc nhiều, đòi hỏi không những kiến thức khoa học, cách làm việc hiệu quả, biết sắp xếp thời gian, mà còn nhiều khả năng mềm, đặc biệt là giao tiếp khéo léo. Mỗi ngày một khác khiến mình luôn cảm thấy hứng thú và hăng hái đi làm, đặc biệt là vì ở trụ sở chính ở Mỹ mình được gặp nhiều người rất giỏi và học hỏi từ họ. Nếu bạn cảm thấy những gì mình kể trên là công việc khiến bạn hứng thú muốn theo đuổi thì nên đầu tư tìm hiểu, gặp gỡ nhiều người trong ngành, và chuẩn bị cho bản thân những kĩ năng cần thiết để trở thành ứng cử viên lý tưởng trong tương lai.


Nếu các bạn có câu hỏi cho mình sau khi nghiên cứu thông tin thì nên cụ thể để mình trả lời được chính xác qua comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Photo credit: Featured image, Sales trainingDiclegis InstagramAdvisory boardMedical congress


Các bài liên quan đến làm việc ngành dược ở Mỹ

Advertisement

6 thoughts on “Một ngày làm dược sĩ industry

  1. Chị ơi, em rất thích những ngành được giao tiếp, đi công tác, dự hội thảo như thế này, nhưng mà ngoài làm dược sĩ industry giống chị, thì còn nghề nào khác không ạ? Em đang học lớp 12 mà em vẫn cảm thấy vô định quá ạ.

    Like

    1. Chào em. Những ngành đi giao tiếp công tác hội thảo thì có vô số. Marketing & sales trong vô số các mảng hàng khác nhau, hotel management, food industry, v.v và v.v. Tuỳ vào sinh sống và làm việc ở nước nào thì lại còn khác nhau nữa. Chị không biết được hết, em nên tự tìm hiểu vì chỉ có em mới hiểu được khả năng và sở thích của bản thân. Cảm ơn em đã theo dõi.

      Like

  2. Em chào chị.
    Em đang làm QA cho 1 công ty sản xuất thuốc và mỹ phẩm. Em muốn mở rộng nghề nghiệp hơn là chỉ làm QA, mục tiêu nhắm tới là làm về medical. Em đọc bài này thì thấy có vẻ như Medical Affairs và Medical Science Liaison không giống nhau (trước em vẫn nghĩ là tương tự nhau). Chị có thể cho em hỏi cụ thể MSL sẽ làm công việc gì trong industry không ạ? Và muốn làm MSL có nhất định phải là dược sỹ hoặc bác sỹ không?
    Em cảm ơn chị.

    Like

    1. chào chị ạ, em cũng đang tìm hiểu về công việc QA của công ty sản xuất thuốc và mỹ phẩm nhưng em vẫn chưa có cái gì rõ nét về ngành này. Chị có thể trả lời giúp em 1 số câu hỏi được không ạ?
      1) Em muốn hỏi là để làm được việc này mình cần học ngành gì ạ (em đang dự định sẽ học bachelor of chemistry) và mình cần phải học lên bậc nào (master hoặc phd ) thì mới kiếm việc được ạ
      2) Chị có thể nói rõ cụ thể về công việc của chị được không ạ, một ngày chị sẽ làm gì
      3) câu hỏi này có thể nhạy cảm nhưng nó rất thực tế và quan trong cho việc chọn nghề. Em muốn hỏi về thu nhập và cơ hội làm việc của ngành mình ạ
      Mong chị có thể trả lời cho em. Em cảm ơn rất nhiều

      Like

      1. Chào em. Chị không biết nhiều về ngành mỹ phẩm. Còn về công ty dược/sản xuất thuốc thì ở VN và Mỹ có nhiều điểm khác nhau. Chị làm trong văn phòng nên làm powerpoint, đi họp, thuyết trình cho sales rep, làm việc với các bộ phận liên quan không ngày nào giống ngày nào. Còn industry pharmacist thì ở Mỹ lương khá, như chị đã khái quát trong các bài liên quan. Còn ở VN làm trong các công ty pharma nước ngoài lương cũng khá, tuỳ việc và tuỳ bằng cấp cũng như nước đào tạo (15-40 tr/tháng).

        Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s