Clinical Pharmacy với Xander

Tuần này, giới thiệu với mọi người một người bạn thân khác của mình từ khi vào trường dược. Bạn Alexander (gọi thân là Xander) tốt nghiệp cùng với mình, đã đi tu nghiệp 1 năm PGY1, hiện đang đi làm được 1 năm. Hi vọng qua bài phỏng vấn này, đọc giả sẽ hiểu hơn về môi trường dược lâm sàng và quá trình đào tạo một dược sĩ lâm sàng sau khi tốt nghiệp từ góc nhìn khác.

  • Tên: Xander
  • Pharmacy School (6-year-program): Northeastern University (Boston, Massachusetts)
  • Tu nghiệp lâm sàng PGY1: Saint Francis Hospital and Medical Center (Hartford, Connecticut)
  • Nơi làm việc hiện tại: University of Massachusetts Memorial Medical Center (Worcester, Massachusetts)
Xander headshotQ: Tại sao bạn chọn theo đuổi dược lâm sàng?

Mình chọn dược lâm sàng vì lí do lớn nhất là thử thách. Đây là mảng dược mà mình dùng những kiến thức và kĩ năng học trong trường lớp nhiều nhất. Và thông qua đó, có thể thấy hiệu quả tức khắc trên bệnh nhân mỗi ngày. Một điểm khác mình thích đó là môi trường làm việc theo nhóm (teamwork). Nhóm ở đây chỉ những nhân viên y tế khác như bác sĩ, y tá, dược sĩ khác mà mình làm việc chung, thảo luận để tìm hướng giải pháp tốt nhất cho từng bệnh nhân.

Q: Khi còn trong trường dược, bạn làm thế nào để chuẩn bị cho con đường mình muốn theo đuổi này?

Cái này cũng khó nói chính xác, vì thật ra mình cũng không ngờ sẽ đi theo con đường này lúc còn đi học. Vì thế mình nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần sẵn sàng đón nhận những lựa chọn và cơ hội mới, những con đường mình không nghĩ đến nhưng tự đến với mình trong quá trình đi học, đi thực tập, v.v. Có thể bạn sẽ nhận ra có những mảng công việc bạn không nghĩ đến trước đây giờ lại có vẻ hấp dẫn. Nhưng lúc mình xác định sẽ ứng cử cho các chương trình nội trú (clinical residency), mình cũng đã có những sự chuẩn bị nhất định như là học giỏi trong trường để có kiến thức vững vàng về bệnh học và dược phẩm và biết cách làm việc trong team.

Q: Một ngày làm dược sĩ tu nghiệp lâm sàng (clinical pharmacy resident) trong bệnh viện ra sao? Bạn học được gì thấm thía?

Trước khi trả lời cụ thể, mình muốn các bạn hiểu là một ngày sẽ khác tuỳ theo bạn ở bệnh viện nào, thầy cô hướng dẫn ra sao, và bạn đang theo chuyên ngành gì. Nhưng nói chung, một ngày sẽ bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho quá trình đi rounds (cả team gồm bác sĩ, sinh viên y, dược sĩ, sinh viên dược đi thăm bệnh nhân và bàn về đồ án chữa trị cho từng người). Nhiệm vụ của mình khi đi rounds là trả lời câu hỏi của team về thuốc, liều, tác dụng phụ, xem bệnh nhân có khá hơn với thuốc này không, v.v. Buổi chiều, mình sẽ ngồi lại với thầy cô hướng dẫn và bàn về các ca bệnh đang chịu trách nhiệm. Trong ngày, mình cũng đi họp và làm các project khác nhau. Thông thường resident đều phải có project nghiên cứu và có poster để thuyết trình ở các hội thảo khác nhau. Cuộc sống của một resident vô cùng bận rộn, vì vậy kĩ năng kiểm soát giờ giấc là rất quan trọng.Clinical rounds.png

Trong môi trường đi làm chính thức bây giờ, mình đã học được điều tối quan trọng để có thể làm một người dược sĩ tốt. Đó là Nếu không biết, bạn phải nói mình không biết và đi tìm câu trả lời ngay sau đó cho mọi người trong team. Không ai nghĩ rằng bạn sẽ phải biết hết mọi thứ, nên việc nói “Tôi không biết” không phải trời sập. Nó vẫn tốt hơn là bạn bịa ra câu trả lời trước mặt những chuyên gia và họ phát hiện bạn sai nhưng làm liều. Việc này vô cùng nguy hiểm vì trong khoảnh khắc, bạn sẽ mất hết uy tín và tin tưởng. Có thể trong vài lần đầu sẽ ngại, nhưng bạn sẽ hình thành thói quen luôn luôn học hỏi, và rồi biết lường trước team sẽ có những thắc mắc gì để chuẩn bị.

Q: Bạn có thể kể khái quát về công việc hiện tại được không?

Hiện nay mình đang là dược sĩ lâm sàng về ung thư trong outpatient infusion center (trung tâm ngoại trú truyền thuốc tĩnh mạch). Vì mới khởi điểm nên công việc chủ yếu là các hoạt động cụ thể như nhập đơn thuốc vào hệ thống, bill cho bảo hiểm, duyệt đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú và nội trú. Mình quản lý các dược tá và kiểm tra đơn thuốc mà họ chuẩn bị (vì thuốc truyền tĩnh mạch nên phải chuẩn bị trong môi trường vô trùng và tính toán đúng liều). Mình cũng phải make recommendations (đưa ra lời khuyên dựa trên cơ sở khoa học) về cách chữa trị tốt nhất đúng liều đúng bệnh cho từng bệnh nhân và trả lời câu hỏi của bác sĩ nếu cần.

Clinical pharmacy IV

Trong tương lai, mình hị vọng sẽ bớt làm những hoạt động trên và được trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, theo dõi tình hình và tiến triển của họ. Theo mình thấy, ngành y tế nói chung và dược nói riêng đang hướng đến việc dùng kĩ năng của dược sĩ ở những môi trường mới như Outpatient pharmacy (nhà thuốc ngoại trú), nơi cần dược sĩ để giải thích về thuốc và cách dùng đúng cho bệnh nhân (counseling). Ngoài ra, Ambulatory care (trung tâm ngoại trú, dược sĩ không chỉ phát thuốc mà còn theo dõi bệnh nhân cùng với bác sĩ và có thể chỉnh toa phù hợp) cũng đang phát triển mạnh và hấp dẫn.

Nhìn xa hơn 5-10 năm nữa, mình muốn thử sức ở những lĩnh vực khác như là FDA (Cục quản lý dược và thực phẩm của Mỹ) hoặc các công ty dược đa quốc gia. Vì ở những môi trường này luôn đề cao người đã từng chăm sóc bệnh nhân, tận mắt chứng kiến thuốc được kê và dùng như thế nào, nên mình nghĩ những kinh nghiệm của mình lúc này sẽ rất hữu ích.

Q: Theo kinh nghiệm của người đi trước, bạn thấy những kĩ năng và yếu tố nào giúp một dược sinh tìm được vị trí tu nghiệp dược lâm sàng trong bệnh viện?

Những kĩ năng lý tưởng bao gồm việc quản lý thời gian và project tốt, làm việc chăm chỉ, một tinh thần luôn muốn học hỏi một cách tự lập, và làm việc chung hiệu quả trong team. Ngoài ra, tính kĩ lưỡng, cẩn thận, chú ý đến chi tiết (attention to details) cũng vô cùng cần thiết. Bạn nghĩ xem, một lỗi nhỏ trong ngành y tế có thể dẫn đến hậu quả vô cùng đáng tiếc- viết sai một dấu phẩy, hay dư một con số không trong đơn thuốc thôi có thể nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi phỏng vấn xin việc, bạn phải làm sao nổi bật được các yếu tố này cộng với ví dụ cụ thể.

Tuy nhiên, có những yếu tố bạn không kiểm soát được như là bệnh viện muốn tìm một người phù hợp với team của họ về tính cách và cách làm việc, hoặc khả năng ngôn ngữ vì bệnh nhân chủ yếu nói tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn, hoặc họ có những thế mạnh chuyên môn riêng phù hợp với một số người nhưng không phải điều bạn tìm kiếm. Điều duy nhất bạn có thể làm trong trường hợp này là tìm hiểu thật kĩ xem bệnh viện có chuyên môn gì, cần tuyển người như thế nào, và mình có cảm thấy phù hợp trong môi trường này hay không. Nếu đã tìm hiểu và chuẩn bị, bạn sẽ hạn chế được việc tốn thời gian vô ích và nhận ra rằng đây không phải là môi trường hay công việc mình tìm kiếm.

Cảm ơn Xander và những chia sẻ cho đọc giả của The Tiny Pharmacist!


Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Các bài liên quan đến làm việc ngành dược ở Mỹ

Advertisement

5 thoughts on “Clinical Pharmacy với Xander

  1. Em cảm ơn chị rất nhiều. Cảm ơn chị đã dành thời gian quý báu của mình để đem đến cho chúng em những bài viết thực sự tâm huyết. Em rất mong mình cũng sẽ có được những định hướng đúng đắn cho tương lai của mình.

    Liked by 1 person

  2. Bài viết của chị rất cụ thể và hướng đến những gì mà em thắc mắc bây lâu nay. Chị đã truyền lửa trên con đường du học ngành dược cho em, em cảm ơn chị nhiều nhé ^^ !!

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s