So sánh hai kiểu trường dược ở Mỹ: PharmD 0-6 và 4 năm sau cử nhân

Sau khi giới thiệu Tìm hiểu trường dược ở Mỹ- PharmD Step by step guide, mình sẽ làm thử ví dụ của việc tìm hiểu chương trình 0-6 và chương trình 4 năm sau cử nhân cho mọi người dễ hình dung.

Mình sẽ lấy ví dụ là trường Northeastern University mình từng học. Sau khi Google ra trang web của trường và chọn chương trình PharmD, bạn sẽ thấy trường list 2 lựa chọn:

  • Bạn là học sinh cấp 3 (high school student) nộp thẳng vào chương trình 0-6: cần những gì trong đơn qua Common App, Coursework chương trình học có các lớp nào, làm sao để đến thăm trường, v.v.
  • Bạn đã tốt nghiệp cử nhân và có đủ các pre-requisites: bạn có thể apply qua PharmCAS để vào chương trình dược

Screen Shot 2018-01-13 at 11.43.40 AM.png

Muốn apply vào trường cần những gì? 

Đi tiếp vào Fall ’18 Admission tab, bạn sẽ thấy trường list các requirement cho học sinh Mỹ, sinh viên transfer từ trường đại học khác vào, và sinh viên quốc tế cần thêm những gì. Đối với học sinh cấp 3 vào chương trình 0-6, quá trình nộp đơn qua Common App rất giống với các trường đại học khác. Mình nộp đơn học đại học cũng 10 năm trước rồi, nên có thể vài thứ thay đổi. Mọi người nên tìm hiểu kĩ, qua college counselor ở trường cấp 3 bên Mỹ hoặc những trung tâm du học đáng tin cậy.

Nếu trường có information session online, hay nếu bạn ở gần trường và có thể đến thăm những dịp Open House thì nên đi để trực tiếp thấy campus, nghe từ các bạn sinh viên và thầy cô trong trường. Như mình đã nói, Admissions của trường thường rất cởi mở và sẵn lòng giúp trả lời câu hỏi về những thông tin bạn không tìm được trên mạng.

Screen Shot 2018-01-13 at 11.46.37 AM.png

Tiền học phí và các loại phí khác- Tuitions & fees 

Northeastern là private school nên học phí vô cùng đắt đỏ, đây là còn chưa tính tiền ăn ở (tham khảo giá tiền ăn ở tại LINK này). Từ lúc mình học đến bây giờ nhìn học phí tăng mình còn thấy chóng mặt. Ngoài học phí, bạn cũng phải lưu ý các loại tiền phí khác, tất cả công lại cũng kha khá đó.

  • Undergraduate full time: $24,280 per term (1 năm khoảng 2 term thì gần $50,000)
  • PharmD 6th year (bắt đầu từ mùa hè): $14,875 per term (1 năm đi làm APPE tính khoảng 3 terms)
  • Direct Entry graduate: $24,280 per term

Screen Shot 2018-01-13 at 12.46.17 PM.png

Chương trình học dược gồm những lớp gì? Pharmacy curriculum 

Ở Northeastern, chương trình 0-6 gọi là Early Assurance, nghĩa là sau 2 năm thì không phải apply lại để chính thức vào chương trình dược. Hai năm đầu gọi là pre-pharmacy (hay Freshman và Sophomore), bao gồm những lớp cơ bản về khoa học tự nhiên, lớp College Writing học viết tiếng Anh, toán Calculus, và vài lớp giúp các bạn làm quen với môi trường đại học như College: An Introduction.

Screen Shot 2018-01-13 at 11.49.42 AM.png

Ở Northeastern, chương trình sau cử nhân gọi là Direct Entry, bao gồm 4 năm Professional (P1-P4). Các lớp này là chuyên sâu vào ngành dược như Pharmaceutics, Pharmacology/Medicinal Chemistry chứ không còn là đại cương.

Screen Shot 2018-01-13 at 11.54.16 AM.png

Năm cuối cùng Professional Year 4 (P4) thì từ mùa hè mọi người để phải đi thực tập Advanced Practice Experience (APPE) trọn 1 năm. Mỗi trường sẽ có kết cấu APPE khác nhau, như Northeastern là một block dài 6 tuần, trong 1 năm bạn sẽ làm khoảng 6 block và nghỉ 1 block. Mình thấy các trường khác có thể dài từ 4-5 tuần. Đa số các chương trình đều có các nơi thực tập bắt buộc như là

  • Retail: nhà thuốc, đứng trong nhà thuốc học theo dược sĩ nhận đơn, ra thuốc, đưa lời khuyên cho bệnh nhân
  • Hospital/clinical: lâm sàng trong bệnh viện. Bạn sẽ đi theo nhóm bác sĩ dược sĩ “rounding” mỗi sáng sớm thăm các bệnh nhân họ theo dõi, tìm hiểu thông tin thuốc của bệnh nhân và đưa ra lời khuyên cho bác sĩ có nên đổi thuốc không, v.v.
  • Ambulatory care: Mình không biết bây giờ thế nào, nhưng lúc mình học có bắt phải làm ambulatory care, nghĩa là giữa giữa nhà thuốc và bệnh viện. Đây thường là những clinic nhỏ, bệnh nhân thường mắc bệnh mãn tính không nghiệm trọng (như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ cao, uống thuốc chóng đông máu) đến theo dõi thường xuyên. Bạn sẽ học được cách theo dõi các bệnh này, đọc sơ đồ thử máu, đưa ra lời khuyên chỉnh sửa thuốc
  • Electives: Tự chọn. Thường là có 1 tự chọn chuyên sâu trong bệnh viện: bệnh tim, bệnh ung thư, nhi khoa, phẫu thuật, v.v. Mình chọn thực tập về bệnh truyền nhiễm vì thích mảng này. Ngoài ra, elective có thể là thực tập ở các công ty dược.

Screen Shot 2018-01-13 at 11.57.00 AM.png

Các yếu tố hấp dẫn khác của trường: IPPE và Co-op 

Trước khi đi thực tập APPE ở năm cuối, sinh viên dược phải hoàn thành IPPE trong quá trình học để quan sát và tìm hiểu về công việc thật sự của dược sĩ. Tùy trường mà chương trình IPPE được thiết kế khác nhau. Đa số sinh viên phải đi thực tập trong nhà thuốc hay bệnh viện, do trường giới thiệu hoặc tự tìm. Vì sinh viên vẫn còn học những lớp căn bản nên vẫn chưa thể làm việc gì nhiều trong thời gian ngắn khoảng vài tuần. Nhiều phần là đi theo học hỏi (shadow) từ những dược sĩ ở nhà thuốc hay bệnh viện và làm những việc họ giao. IPPE cũng ít khi được trả lương, trừ khi làm pharmacy intern ngoài giờ học. Mỗi trường và mỗi bang đưa ra quy định khác nhau về việc sinh viên cần phải hoàn thành bao nhiêu giờ của IPPE để được học tiếp và tốt nghiệp.

Northeastern University có sẵn mô hình cooperative education (co-op) cho tất cả các ngành, và ngành dược áp dụng chương trình này cho IPPE. Trong những ngành khác, sinh viên đi học 1 năm đầu rồi bắt đầu đi làm thực tập co-op 6 tháng. Trong chương trình PharmD, co-op sinh viên đi làm 3 lần, mỗi lần 4 tháng thay vì được nghỉ hè (đúng vậy, sau năm đầu tiên thì tụi mình không hề được nghỉ hè cho đến năm cuối cùng!). Quy định của trường là sinh viên phải hoàn thành 1 kì thực tập là pharmacy intern ở nhà thuốc (retail pharmacy), 1 ở bệnh viện (institutional pharmacy), và 1 kì tự do (elective). Tùy theo luật của Board of Pharmacy ở mỗi bang mà quy định về pharmacy intern khác nhau.

 

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về APPE qua bài viết trước của mình  Dược sinh thực tập (Phần 1): IPPE và APPE là gì?

Tóm lại, điểm khác biệt lớn nhất giữa chương trình 0-6 và sau cử nhân là bạn tiết kiệm được 2 năm nếu đi thẳng, và lấy cùng 1 tấm bằng PharmD. Đây là option lý tưởng cho những ai biết chắc mình muốn học dược từ khi còn là học sinh cấp 3, muốn đi thẳng một lèo học cho xong. Còn nếu chưa chắc thì nên tìm hiểu thêm, vì trong 2 năm đầu thì có thể transfer nếu bạn không thích dược và các tín chỉ khoa học tự nhiên có thể áp dụng cho những ngành liên quan. Nhưng từ năm 3-6 thì transfer ra các ngành khác các tín chỉ của bạn chẳng dùng được đâu vì nó chuyên môn dược.


Nếu có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề được nhiều người quan tâm.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Photo credit: Featured photo

Các bài liên quan:

Advertisement

2 thoughts on “So sánh hai kiểu trường dược ở Mỹ: PharmD 0-6 và 4 năm sau cử nhân

  1. Chào chị Ngọc Bích,
    Mình đang tìm hiểu về ngành học Dược tại Mỹ cho con gái mình. Mình đã đọc hết tất cả các bài của bạn trên blog này, cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin rất đầy đủ, xúc tích, rõ ràng các bước về ngành học Dược tại Mỹ, Rất quý giá cho những ai đang quan tâm. Cảm ơn bạn.
    Mình có tìm hiểu có thấy tại Mỹ ngoài hệ 0-6 và 4-4 như bạn đã nói thì có thêm 1 hệ học Dược khoảng 5 năm. Nghĩa là sau 2 năm Pre-Pharmacy, học sinh tích lũy đủ Pre-requisites thì có thể học Profesional tại 1 số trường có chương trình Accelerated 2-3 năm. Xin bạn có thể cho thêm thông tin về loại hình đào tạo này.
    Cảm ơn chị

    Like

    1. Chào cô/chú. Mình không thu thập cũng như cập nhật mới nhất về các loại mô hình mà một số trường có. Trong các bài mình viết về học phí, mô hình, v.v., mình có dẫn link đến các trang thống kê về trường dược. hi vọng có thêm thông tin. Còn cách khác là cô/chú có thể email trực tiếp cho các trường với mô hình này với câu hỏi cụ thể, thường thì họ hay trả lời câu hỏi của phụ huynh/học sinh có ý muốn đi học ạ

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s