Ở hai phần trước, mình đã đề cập đến STAR technique và những câu hỏi thường gặp khác nên chuẩn bị. Trong phần còn lại này, mình sẽ bàn về những vấn đề tưởng nhỏ nhưng quan trọng không kém như những hình thức phỏng vấn thường gặp, làm thế nào để follow up, gửi thư cảm ơn, v.v
Phone/Skype interview
Phỏng vấn qua điện thoại thường là dịp để nhà tuyển dụng lọc ra ứng viên trước khi mời đến công ty trực tiếp gặp mặt. Phỏng vấn qua điện thoại khó ở chỗ là mình không nhìn mặt được người đối diện, khó hiểu được biểu cảm diễn đạt của họ để tùy cơ phản ứng và trả lời câu hỏi. Mặc dù họ không thấy mặt mình, nhưng các bạn vẫn nên mặc quần áo chỉn chu thay vì đồ bộ, đồ ngủ ở nhà. Khi trong tâm trạng phỏng vấn, bạn cần phải có tinh thần sáng suốt như có người ngồi trước mặt mình, và mặc quần áo ngủ khó giúp đặt đầu óc vào tâm trạng nghiêm túc chuyên nghiệp.
Trước khi phỏng vấn, nên nhớ kiểm tra thời gian kĩ lưỡng, xem người ta có cùng múi giờ với mình không. Nếu nói chuyện qua điện thoại thì nên tìm chỗ có sóng tốt và có tai nghe để khỏi phải cầm điện thoại suốt buổi. Còn qua skype thì kiểm tra xem internet chất lượng có đảm bảo không, có chỗ nào ngồi im lặng không bị người khác làm phiền không. Bạn có thể bày resume/CV ra trước mặt để khi người ta hỏi có thể dễ dàng nhìn thấy ngay điểm mình cần nói, nhưng hạn chế bày giấy nhắc bài (cue cards) người ta sẽ nhận ra mình ngồi tìm giấy loạt xoạt rồi đọc như trả bài nhé.
Các hình thức phỏng vấn khác
- One-on-one: chỉ một mình mình với người phỏng vấn, vài người liên tiếp nhau trong một buổi, khoảng từ 30-45 phút. Như công ty mình khi mời candidate đến phỏng vấn sẽ có ít nhất 4-8 lượt one-on-one trong một ngày. Trong khi phỏng vấn one-on-one, người ta có thể đưa ra những câu hỏi đòi hỏi phải giải quyết vấn đề ngay tức khắc, như là cho bạn xem một biểu đồ và đặt ra câu hỏi về biểu đồ đó. Sau khi candidate ra về thì mọi người sẽ ngồi lại bàn bạc xem câu trả lời của bạn có đồng nhất cho cùng một câu hỏi hay không. Cũng có thể những người phỏng vấn sẽ chia ra mỗi người hỏi về một mảng behavior của bạn.
- Panel interview: phỏng vấn với nhiều người cùng một lúc, khoảng 2-5 người trong một panel. Mỗi người thay phiên nhau hỏi bạn những câu hỏi thăm dò tính cách, kinh nghiệm, định hướng tương lai, v.v. Điều cần nhớ trong dạng interview này là phải nhìn thẳng vào mỗi người phỏng vấn đều nhau, ví dụ như câu này bạn nhìn người này một nửa, rồi quay qua nhìn người đối diện họ một nửa. Sang câu khác thì đổi sang nhìn người khác.
- Presentation: Bạn sẽ được yêu cầu thuyết trình về một vấn đề người tuyển dụng đưa ra hoặc tự chọn. Mình thường chọn project đã làm trong lớp vì mình đã biết từ trong ra ngoài, có thể trả lời bất kì câu hỏi nào của người phỏng vấn. Một số người mạo hiểm hơn thì chọn đề tài liên quan đến công việc hay công ty đang ứng tuyển để gây ấn tượng mạnh với họ. Chiêu này nguy hiểm ở chỗ người ta tất nhiên sẽ biết nhiều về công ty và sản phẩm của họ hơn bạn. Nếu thành công thì sẽ rực rỡ, và nếu thất bại thì sẽ rất ê chề. Mục tiêu của dạng phỏng vấn này để xem bạn có diễn thuyết mạch lạc và nắm bắt tất cả chi tiết về đề tài của mình khi bị chất vấn không. Vì vậy sự chuẩn bị là cực kì quan trọng và phải biết lượng sức mình.
Thank you note
Gửi thư cảm ơn là điều không thể thiếu. Hồi năm 2 đại học, giáo sư có bảo khoảng chục năm trước dược sĩ đi phỏng vấn không cần gửi thư cảm ơn gì hết, vì lúc đó dược sĩ là hàng hiếm, ra trường thì được nhiều offer đi làm. Còn về sau này, cung gần nhiều hơn cầu nên thư cảm ơn là điều bắt buộc. Thông thường thì gửi thiệp nhỏ bằng tay là lịch sự. Nhưng thời buổi thông tin đi nhanh như tên lửa, nhất là khi phỏng vấn ở tiểu bang khác, thì mình vừa gửi email ngay trong ngày, vừa gửi thiệp tay sau khi về đến nhà. Gửi email cảm ơn chủ yếu là tỏ lòng tôn trọng vì người phỏng vấn đã dành thời gian trong ngày làm việc của họ để gặp mình, và là cơ hội để bạn có thể trả lời những gì còn sót sau buổi phỏng vấn (đặc biệt là nếu bạn run quá mà quên mình muốn trả lời cái gì). Thêm nữa, đây là dịp để bạn khẳng định lần nữa vì sao mình là candidate lý tưởng cho công việc này sau khi đã tìm hiểu thêm về công ty, văn hóa, đồng nghiệp tương lai, và cụ thể miêu tả công việc.
Còn thư tay thì các bạn có thể mua thiệp nhỏ, có in sẵn dòng chữ Thank you ở ngoài. Không cần viết nhiều, chỉ vài dòng cảm ơn và đại loại như “I look forward to hearing from you” hay là “I am excited to be considered for this job”, v.v Nhớ là khi phỏng vấn xong với từng người nên hỏi xin business card của họ để có đúng địa chỉ và đúng tên (tối kị việc đánh vần sai tên người ta!)
Dở khóc dở cười phải chữa cháy tức thì
Mình có nhận vài em sinh viên vào APPE rotation trong văn phòng. Mình đã căn dặn kĩ tất cả những điều trên trước khi mọi người đi hội thảo tìm việc làm. Đến khi gặp lại cô bé sinh viên ở hội thảo, hỏi em phỏng vấn ra sao, thì em bảo là em vào nhầm booth phỏng vấn, ngồi hết 15 phút đến khi trả lời đến câu về công việc, thì cả 2 bên cùng ngớ ra là em vào nhầm bàn… Mình hỏi rồi sao, em có nói rõ không vì đây là honest mistake hội thảo cả trăm người phỏng vấn một ngày nhầm lẫn là chuyện thường. Em bảo là mặt người ta đổi sắc tí, em thì không giải thích, hai bên chit chat vài câu rồi em đi ra. Mình bó tay, bảo bây giờ em phải về nhà email cho họ liền để giải thích, họ cũng dễ thông cảm. Chưa chắc người ta cho mình vào phỏng vấn lại, nhưng ít nhất là mình không để lại ấn tượng hoàn toàn xấu và sau này gặp lại người ta không gạch tên từ vòng gửi xe.
—
Ba phần vừa rồi là những điều quan trọng nổi bật mình muốn chia sẻ từ kinh nghiệm lăn lộn lò dò đi phỏng vấn tìm việc. Trong bài tiếp theo, mình sẽ bày vài mẹo nhỏ về trang phục phỏng vấn theo business professional dress code. Nếu có gì cần trao đổi cụ thể, mọi người cứ tự nhiên comment phía dưới hoặc post trên Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!
-Ngọc Bích, PharmD, RPh
Photo credit: Phone interview, Panel interview, Thank you note, Mess up
- Phỏng vấn kiểu Mỹ (Phần 1)- Behavioral Interview & STAR technique
- Phỏng vấn kiểu Mỹ (Phần 2)- Nếu bị lạc trên hoang đảo, bạn sẽ mang theo thuốc gì?
- Trang phục phỏng vấn- Tuân thủ quy tắc nhưng vẫn tạo điểm nhấn riêng
- 5 điều quan trọng để phỏng vấn thành công
- Resume/CV (Phần 1): Bắt đầu từ đâu?
- Resume/CV (Phần 2): Nội dung, câu chữ, action words
- Resume/CV (Phần 3): Viết xong resume, tiếp theo làm gì?
I am not sure why I feel more nervous to have phone interview than in-person interview. I guess it is because I look at my CV/ resume way too much and that distracts my attention, whereas in-person interview flows more naturally for me :). I know that your company offers APPE rotation for P4 students. Is that only for students from pharmacy schools that already have established relationship with the company? Or can students from other parts of the nation apply? Thank you very much!
LikeLike
You’re from U of Oklahoma right? I have to check cuz I don’t think we had students from there before. Sometimes we do create new relationships with schools that don’t have existing contracts, but that takes a while (and I mean like a year). I’ll have to get back to you to see what I find out 🙂
LikeLiked by 1 person
Yes I am! And I am in my second year, so hopefully this will allow enough time! Thank you very much!
LikeLike
Reblogged this on NCBlog – NanaPet Community Blog.
LikeLike