Luyện thi standardized tests (Phần 1): Chiến lược trăm trận trăm thắng

Mình có một niềm yêu thích mãnh liệt cho việc học nhiều điều mới, và yếu tố giúp mình luôn vào được trường mong muốn hay đứng đầu lớp không phải vì mình thông minh hơn cả lớp, mà vì mình kiên trì và có khả năng thi cử tốt. Thật ra, lớn lên từ môi trường học ở Việt Nam, mình thật lòng khuyên các bạn/các em đừng đặt nặng điểm số mà hãy coi trọng việc thu thập và hiểu được bao nhiêu kiến thức cần học.

Nói vậy, nhưng thi cử là điều không thể tránh khỏi, nhất là các cuộc thi standardized test để tìm cơ hội du học ở Mỹ như:

  • Khả năng tiếng Anh (IELTS, TOEFL)
  • Đầu vào đại học (SAT, ACT)
  • Vào học thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ, luật sư (GRE, GMAT, MCAT, PCAT, LSAT)
  • Thi lấy giấy phép hành nghề (ngành dược là NAPLEX và luật dược là MPJE).

Mình đã từng trải qua hết các bước đó, và luôn luôn tự học không có gia sư hay đi học lớp thêm. Theo yêu cầu của bạn đọc, mình chia sẻ vài kinh nghiệm ôn thi trong sự nghiệp đèn sách của bản thân. Trong phần này, mình sẽ bắt đầu với chiến lược ôn thi trước, phần tiếp theo với những tip cụ thể và những đắn đo khác.

Disclaimer: trăm trận trăm thắng là đối với mình, vì mình là một con mọt sách rất bự và rất lì học bài 🙂 Còn mỗi người mỗi khác nhé, nhưng hi vọng ai cũng có thể tìm được vài điều hữu dụng.

1. Có mục tiêu và thời điểm- Have a clear goal

Khi nào thi? Học để làm gì? Nếu không có thời điểm kết thúc thì hiếm có động lực theo đuổi việc tự học. Học mơ hồ khơi khơi RẤT. KHÓ. THÀNH. CÔNG.

KHÔNG NÊN và NÊN: Mục tiêu phải cụ thể và có cột mốc thời gian

  • Muốn đi du học Mỹ chắc cần giỏi tiếng Anh = Phải tăng điểm TOEFL từ 80 lên 100 trong vòng 6 tháng tới
  • Muốn thi GMAT để đi học MBA ở Mỹ= Nhắm đạt GMAT trên 700 để vào các trường top business school mùa thu năm sau
  • Muốn năm sau thi SAT để đi du học Mỹ = Phải đạt được SAT trên 2000 để vào trường ABC, giờ này năm sau thi

Tips: Đối với việc học tiếng Anh để đi du học, bạn có thể rèn luyện trong thời gian dài hơn. Còn ôn thi SAT để vào đại học hay GRE cho thạc sĩ, thường thì trong vòng 3-4 tháng trước ngày thi bạn sẽ học cật lực và hiệu quả hơn, thay vì học kéo dài từ tháng này tháng khác, lại quên hết những cái đã học.

2. Đi ngược lại từ cộc mốc đó- Work back ward to make a schedule

Tháng 2/2017, mình quyết định muốn đi học MBA. Mình dành ra vài tuần để tìm hiểu về kì thi GMAT để nộp đơn vào trường Business school để biết cần khoảng bao nhiêu điểm. Sau khi mua sách ôn thi, lướt sơ qua các nhóm kiến thức, mình đăng kí để thi vào tháng 7/2017. Mình có khoảng 4 tháng để ôn luyện.

Bước đầu tiên: có bao nhiêu kiến thức cần phải học chúng ta ghi ra hết. Cách tốt nhất là dựa vào chương trình thi, có những concept/topic nào yêu cầu, list ra. GMAT bao gồm 4 phần: Integrated Reasoning (12 questions) kiểu logic, Quantitative (31 questions) kiểm tra về toán/thống kê, Verbal (36 questions) chủ yếu ngữ pháp và logic văn, and Analytical Writing (1 essay). Sau khi lướt sách, mình tự tin nhiều về phần ngữ pháp và viết văn nên quyết định dành thời gian nhiều hơn cho toán Quantitative, rồi đến Verbal, rồi những phần còn lại.

Bước tiếp theo: Xem làm sao đống kiến thức đó nhét vào được vào 4 tháng? Bạn sẽ đi ngược lại từ ngày thi, để ước lượng mỗi tuần phải ôn được bao nhiêu kiến thức. Quyển sách ôn thi có bao nhiêu chương lớn chương nhỏ, bạn ghi cụ thể ra tuần 1, tuần 2, v.v, khi nào sẽ review concept, và khi nào phải làm bài tập.

Tip: Hãy nhớ dành thời gian cho thi thử! Đừng chỉ tính ôn cho đến ngày thi, phải luôn luôn thi thử ít nhất 1 lần. 

calendar-close-up-daily-planner-1898291.jpg
3. Quy định cho bản thân thời lượng, nhưng đừng cứng nhắc- Make a schedule, but be flexible

Ít ai bảo mỗi ngày phải bỏ ra 2 tiếng mà làm được ngày này qua ngày khác trong 4 tháng hết. Bởi vậy việc vạch ra khối lượng kiến thức hiệu quả hơn là đặt mức thời gian. Nó giúp bạn có thể điều chỉnh ngày này nhiều hơn vì kiến thức này khó, ngày khác bận việc tính trước hay việc bất chợt thì phải bù vào lúc khác.

Hơn nữa, chúng ta cũng là người thôi. Sẽ có ngày rất hăng hái, thì được dịp học nhiều hơn. Rồi có ngày chán chường, lười, thì đừng bắt ép bản thân ngồi vào bàn mà chẳng hiệu quả. Dành thời gian đó nghỉ ngơi thư giãn, lúc đầu óc tỉnh táo làm tiếp, nhưng nhờ có kế hoạch dựa vào khối lượng kiến thức và kĩ năng thay vì thời gian, bạn sẽ biết điều chỉnh hợp lý.

Trong lúc ôn thi GMAT, mình phải đi California một tuần dự lễ tốt nghiệp của em trai. Mình tính cả thời gian này vào thời khoá biểu luôn thay vì bỏ 1 tuần không ôn luyện. Vì phần ngữ pháp dễ đối với mình, nên mình tranh thủ làm bài tập trên chuyến bay dài 6 tiếng đến Cali, khi gia đình ngủ trưa, tối trước khi đi ngủ, v.v. Trong trường hợp phải đi lại như vầy, bạn không cần phải bỏ ra vài tiếng, mỗi lần có thể nhắm 30-45 phút, để không quên thói quen học tập.

4. Mua sách ôn thi vừa phải thôi- Be reasonable
SAT-VS-ACT-PREP2.jpg

Rất nhiều người (kể cả mình) có cái bệnh thích mua nhiều sách để ôn thi, giống như là việc mua sách khiến cho chúng ta cảm thấy tự tin hơn, là mình đã bước một bước gần hơn đến mục tiêu. Nhưng đa số mua về ngó… Thật ra bạn chỉ cần một chương trình sách để ôn được 80-90% những kiến thức cần thiết cho kì thi.

Bạn có thể lên Amazon.com xem review của các chương trình sách, và ra thư viện hay nhà sách (Barnes & Noble) lật thử vài trang xem có thích không rồi hãy mua. Và đa số các chương trình standardized test đều có sách ôn thi của họ, bạn không cần phải tìm đâu xa.

Theo kinh nghiệm của mình, sau khi ôn phần lớn kiến thức từ 1 chương trình, bạn sẽ nhận ra điểm nào còn yếu mà sách không cung cấp đủ kiến thức hay bài tập. Sau đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các sách ngoài. Như mình cảm thấy hơi yếu phần Toán/Thống Kê trong GMAT và chỉ làm câu hỏi trắc nghiệm không đủ, nên mình lên mạng tìm hiểu và mua thêm một quyển sách khác có nhiều kiến thức hơn để review cụ thể về các câu hỏi/concept cụ thể mình hay bị bí.


Trong phần sau, mình sẽ chia sẻ các tip hữu dụng trong việc ôn thi. Nếu có câu hỏi gì, mọi người cứ comment phía dưới hoặc Like và post trên Facebook Page của trang để mình trả lời hoặc sẽ viết một blog khác đầy đủ hơn nếu vấn đề được nhiều người quan tâm.

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

Source: Prep books

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s