Hành trình du học (Phần 5)- Hàng ngàn giấc mơ không nằm ở Ivy League

Hầu như tuần nào cũng có các bài báo đăng về những bạn xuất sắc, được nhận vào năm bảy trường đại học “khủng” ở Mỹ, học bổng tính đến hàng tỷ. Những bài báo này truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, nhưng cũng có thể tác dụng ngược lại khiến các bạn cảm thấy mình kém, dở, chẳng bao giờ đạt được như vậy. Mình cũng từng học ở Việt Nam, cũng biết cạnh tranh là thế nào, và phụ huynh Việt Nam thường có suy nghĩ “con nhà người ta” khiến con trẻ đôi khi không khỏi áp lực và mủi lòng.

ivy-league.jpg

Mình chia sẻ một vài yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi chọn trường, để tránh trường hợp ai cũng nhắm vào Harvard và Yale, để rồi không được chẳng biết đi đâu.

Ivy League và những lựa chọn khác 

Ivy league.jpgIvy League bao gồm 8 trường Brown University, Columbia University, Cornell University, Dartmouth College, Harvard University, the University of Pennsylvania, Princeton University, and Yale University. Đây là những trường lâu đời ở Mỹ, có rêu phong leo tường, rất nổi tiếng về chất lượng dạy học, số tiền cựu học sinh đóng góp đến hàng trăm triệu đô, và đời sống sinh viên khác hẳn. Cầm tấm bằng đại học từ Ivy League sẽ được để ý tốt khi đi xin việc hay nộp đơn học cao học. Tuy nhiên, không phải ai tốt nghiệp từ Ivy League cũng thành công, và không phải ai thành công cũng nhất thiết học qua Ivy League. 

Còn nhiều trường khác rất tốt và phù hợp với ngành học của bạn mà bạn cũng sẽ rất hài lòng khi vào học. Những từ ngữ về trường đại học phổ biến bạn nên biết:

  • private: trường tư. Học phí cho SV Mỹ và quốc tế đắt ngang nhau
  • public: trường công. Học phí cho SV trong tiểu bang rất rẻ, học phí cho SV ngoài tiểu bang và SV quốc tế đắt hơn nhiều
  • community college: cao đẳng (tốt nghiệp với bằng Associate’s Degree sau 2 năm). Có thể học chuyển tiếp lên đại học. Một số bang có hệ thống CC liên thông lên nhiều đại học công khá tốt.
  • college: đại học, không phải cao đẳng. Tốt nghiệp với Bachelor’s Degree.
  • university/ national university: cụm trường đại học, có nhiều college, nhiều ngành. University khác college chủ yếu ở số lượng sinh viên và có chương trình cao học (Master và PhD). University thường có nhiều quỹ để nghiên cứu (research funding); người học PhD sẽ nghiên cứu cho trường, được trả một số tiền đủ sống (stipend), và làm trợ giảng (teaching assistant)
  • liberal arts college: tạm dịch giáo dục đại cương/nhân văn nhưng cũng có nhiều ngành khoa học. Cũng là bậc đại học, thường là trường nhỏ, môi trường gần gũi

Những trường university thường lớn hơn college rất nhiều (mười mấy đến mấy chục nghìn sinh viên) so với college chỉ khoảng vài nghìn. Những university lớn nhất ở Mỹ như University of Central Florida (hơn 50,000), Ohio University (45,000), và Texas A&M (hơn 40,000). Nếu ai thích môi trường nhỏ, quen biết hết bạn cùng khoá, được quan tâm thì nên cân nhắc các trường nhỏ. Ở các trường đại học lớn, giảng đường năm đầu của những lớp đại cương có thể lên đến hơn 200 người.

Ngành muốn học 

Sau khi quyết định muốn học ngành gì, bạn có thể tìm hiểu những trường có chương trình đó và nổi tiếng về chất lượng giảng dạy chuyên khoa. Ví dụ như mình muốn học dược (Doctor of Pharmacy) chương trình 0-6 thì list đã ngắn lại rất nhiều trong số hơn 100 trường dược. Bạn muốn học engineering thì có một số trường top về engineering, hay architecture, computer science, v.v. Bạn nên tìm hiểu các tài liệu trên mạng để biết được ranking của trường, của ngành, và lân la các trang discussion board hay hỏi thăm trực tiếp để nghe mọi người bàn tán về kinh nghiệm riêng của họ.

Địa điểm và văn hoá của trường

Địa điểm là quan trọng vì hai lí do: cho ý thích bản thâncho sự nghiệp. Ở bờ Đông (East Coast) hay bờ Tây (West Coast) thường nhộn nhịp hơn, có nhiều người châu Á, thức ăn ngon, nhưng chi phí sinh hoạt (living expenses) đắt đỏ hơn. Mình thích Northeastern University là vì nó nằm giữa thành phố lớn Boston, nhưng vẫn có khuôn viên yên tĩnh để ta có cảm giác riêng biệt trong campus. Hơn nữa, vì ở thành phố lớn có nhiều công ty và bệnh viện xung quanh, đây là lựa chọn lý tưởng cho sinh viên muốn tìm việc làm internship tại địa phương.  

top_100_usa_universities.jpg
Bản đồ này từ năm 2009, cho các bạn được khái niệm cơ bản về vị trí địa lý của top 100 trường đại học (List có thể đã thay đổi qua nhiều năm)

Địa điểm cũng quan trọng nếu bạn tính đến chuyện cần có xe hơi mới đi lại được, hay ở thành phố lớn có phương tiện công cộng để di chuyển dễ dàng. Ở các tiểu bang rộng lớn giữa nước Mỹ thường cần có xe, bạn phải có bằng lái và tốn tiền bảo hiểm xe cũng như xăng dầu và bảo dưỡng. Nhưng bù lại thuê nhà ở có thể rẻ hơn, tiền ăn uống sinh hoạt cũng dễ chịu.

Văn hoá của trường cũng là một yếu tố ít người để ý nhưng cực kì quan trọng. Mình đã nghe nhiều người chuyển trường vì không hoà hợp được với môi trường. Northeastern là một trong những trường có số lượng sinh viên quốc tế nhiều (khoảng 15% số sinh viên) nên mình luôn cảm thấy rất thoải mái, được chấp nhận, có nhiều hoạt động văn hoá dành cho sinh viên quốc tế. Khi vừa đến trường, mình có Orientation chung với các bạn năm nhất khác và Orientation riêng dành cho sinh viên quốc tế. Trường còn thường xuyên tổ chức những chuyến dã ngoại đi hái táo, có năm đi Canada, khiêu vũ trên tàu. Quan trọng hơn nữa, họ có nhiều kinh nghiệm giải quyết giấy tờ liên quan đến visa, đi làm thêm, OPT, và cho lời khuyên chính xác.

students.jpeg

Làm sao để biết thực tế những yếu tố trên?

Ngoài việc đọc brochure hay lên mạng, bạn có thể email hỏi trườngyêu cầu được kết nối với những anh chị đang học để hỏi cụ thể hơn cảm nghĩ thật sự của họ về trường. Người Mỹ khá thật thà, không bóng bẩy hay nói quá vì sĩ diện. Nếu đang học trung học ở Mỹ, bạn có thể chịu khó đi đến trường tham quan nhân ngày Open House để được cung cấp thông tin, thăm thú lớp học, cơ sở vật chất, ký túc xá, và gặp trực tiếp sinh viên và giáo sư. Khi còn ở Northeastern, mình hay tham gia Open House cho chương trình Honors Program. Đến khi có kết quả vào tháng 4, trường còn mời một số học sinh top đến trường ở một cuối tuần để dụ khị các em xuất sắc này vào nữa, một bạn đã đến ở kí túc xá của mình ngủ trên sàn nhà trong túi ngủ ngon lành 🙂

Không cần phải là Harvard

Mình không bàn chuyên sâu về chuyện chọn trường, vì có nhiều người hiểu biết hơn nhiều sẽ tư vấn cho các bạn tốt hơn. Riêng mình may mắn biết muốn học ngành gì, trường muốn học nằm ngay ở Boston, mình nộp đơn vào và được nhận cùng học bổng vừa sức của gia đình. Một trong những lí do quan trọng mình chọn Northeastern University là vì chương trình co-op, xen kẽ giữa đi học và đi làm internship, đến khi ra trường thì SV đã có từ 1-1.5 năm kinh nghiệm đi làm full-time được trả lương. 

Đôi khi mình cũng nghĩ nếu cố gắng luyện thi, có người kèm cặp làm hồ sơ, chăm chỉ làm tình nguyện nhiều hơn nữa để vào bằng được trường Ivy League (như Harvard, Yale, Princeton v.v) có tiếng hơn nhiều, cuộc đời mình có thành công hạnh phúc hơn không? Riêng mình thì không. Mình hài lòng với nghề nghiệp đang có, ngôi trường đã học, vì nó phù hợp với mình.

Các bạn hãy chọn trường vừa khả năng của bản thân (thực lực lẫn tài chính), đào tạo ngành mình muốn học tốt, có cơ hội thực tập, chứ không phải phụ huynh học sinh cứ cắm cúi vào Harvard mới được. Vào Harvard học gì? Học bao nhiêu mới đủ? Đừng nghĩ vào trường tên to là sung sướng cả đời.

Choosing college.jpg

Đừng du học với khái niệm mơ hồ, thấy báo chí đăng người này được học bổng tiền tỉ, vào trường sang, người kia đạt giải này nọ thì nghĩ mình nên làm như thế hoặc chắc cũng sẽ làm được. Có thể nhiều người cùng giỏi như nhau, nhưng có nhiều yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, như may mắn, trường thích người này hơn người kia vì kĩ năng chả liên quan gì đến học lực, trường chọn sinh viên càng đa dạng càng tốt và thành tích của bạn người khác đã có rồi. Mọi người nên suy nghĩ con đường nào sẽ khiến mình hạnh phúc, thành công theo cách riêng của mình, chứ không cần theo khuôn mẫu phong trào nào cả.


Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Photo credit:Ivy flags, Ivy schools, MapCollege studentsChoosing college


 

Advertisement

7 thoughts on “Hành trình du học (Phần 5)- Hàng ngàn giấc mơ không nằm ở Ivy League

  1. Chị ơi cho em hỏi lúc học Northeastern chị có học chương trình Honors Program không ạ? Và nếu có thì từ kinh nghiệm của chị, chị thấy có sự phân biệt nào giữa học sinh Honors và học sinh bình thường không ạ? Em cảm ơn

    Like

    1. Chị có học Honors program. Honors program có nhiều offer mà SV bình thường không có như là housing thoải mái hơn, không ở những dorm cũ chật chội mà được lựa chọn những dorm mới khác. Có những lớp đại cương offer Honors section nhỏ hơn gần gũi đỡ xô bồ, class size nhỏ hơn, và có những course Honors students only thì đó là lợi điểm. Honors Program còn có những hoạt động khác và student services khác so với SV bình thường.

      Like

  2. Em chào chị.em đang có dự định du học về ngành dược.em khá mù mờ về hồ sơ, về những yêu cầu mà những học bổng cho sinh viên quốc tế về ngành dược.chị có thể giúp em được không ạ?

    Like

    1. Em đã tìm hiểu những trường dược ở Mỹ và yêu cầu cho SV quốc tế chưa? Trang web của họ thường có một phần dành riêng cho mục này, và email hỏi cụ thể những chi tiết không có trên mạng đều thường được trả lời tận tình. Học bổng thì thường giá trị ít và khá hiếm, mỗi trường mỗi khác và có thể họ chỉ nhìn vào hồ sơ rồi cho dựa trên thành tích học tập. Cái đó phải tự tìm hiểu thêm ở những trường mình muốn vào học

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s