Hành trình du học (Phần 8): Những yếu tố tài chính cần cân nhắc

Du học là một quyết định không dễ dàng, vì không chỉ mình bạn đi du học mà là cả gia đình cùng đi, cùng chắt mót thương lượng gói ghém cho chặng hành trình dài trước mắt. Vì vậy, khi đi đến quyết định này, có nhiều yếu tố cần cân nhắc:

Tiền học (tuition): dĩ nhiên đây là yếu tố đắt tiền nhất. Và như mình luôn khuyên các phụ huynh và học sinh, việc trường cho mình học bổng bao nhiêu, mấy trăm triệu hay mấy tỉ, không quan trọng bằng việc mình phải trả bao nhiêu. Nhiều trường nhìn vào khối lượng học sinh và khả năng chi trả của từng người rồi đặt giá MAXIMUM mỗi gia đình có thể trả, chứ không phải như mua ổ bánh mì ai cũng trả một giá. Cái giá niêm yết (sticker price) 40, 50, 60 nghìn một năm thật ra chỉ có một số ít SV phải trả (và nhiều trường còn trông đợi vào SV quốc tế gánh phần này, vì thế ít cho SV quốc tế học bổng). Nhiều lí do để trường quyết định số tiền- tuỳ vào kinh tế gia đình, trường thấy mình ham vào như thế nào, hay thấy mình có gì hay ho muốn chiêu dụ nên cho nhiều tiền hơn các trường khác, v.v.

Vì vậy phần học bổng hay nghe mấy trăm triệu, mấy tỉ Việt Nam cũng là tương đối (relative) thôi chứ không absolute, đừng lấy ra so sánh trường này với trường kia, hay mình với bạn kia bằng phần trường cho. Có so thì hãy so phần mình phải trả mới có ý nghĩa. Một trường cho 20 nghìn, nhưng phải đóng 40 nghìn thì có thể không lợi bằng trường cho 10 nghìn thôi, nhưng mình chỉ đóng 20 nghìn. Và không phải cứ giỏi là đắt. Nhiều trường rất bình thường giá cũng đắt.

Money piggy bank

Tiền ăn ở (room & board): Đa số các trường đại học sẽ liệt kê học phí riêng và room & board riêng để chúng ta tham khảo. Đây cũng là cân nhắc không nhỏ, vì tuỳ thành phố, tiểu bang bạn ở mà mỗi tháng có thể tiêu tốn đến cả 2000-3000 đô. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường, vì nếu trường nằm ở nơi quá đắt, bạn có trang trải nổi không? Vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng đến giá thuê nhà, tiền ăn, và phương tiên đi lại. Ở nơi không sống được nếu không có ô tô thì bạn phải mua ô tô, hoặc chỉ ở trong trường. Hãy hỏi các anh chị đi trước cùng trường để biết thêm chi tiết nhé.

Tiền sách vở và phụ kiện: Ngoài tiền học đóng thẳng vào trường, hãy dự trù cho những chi phí khác như một số lab thí nghiệm yêu cầu mua áo khoác hay kính bảo hộ, hay như lớp mình bắt mua một cái clicker 50 đô để cả lớp bấm trả lời câu hỏi trong bài giảng. Hay học lớp hát thì phải mua tuxedo, v.v. Sách vở ở Mỹ cũng khá đắt, vì sách giáo khoa hay thường được update và version năm ngoái đã cũ.

Tiền sinh hoạt phí (living expenses): Các bạn đi học chứ không phải đi lao động, nên tiết kiệm quá đáng toàn ở nhà thôi thì cũng không nên. Vì vậy phải tính đến tiền thỉnh thoảng đi ăn, đi chơi với bạn, các hoạt động ngoại khoá

Tiền dùng vào kì nghỉ: Ở Mỹ sau khi vào học, đến cuối tháng 11 là dịp Thanksgiving, rồi tháng 12 thường nghỉ đông, đến mùa xuân lại có Spring Break. Đó là tối thiểu, có trường nghỉ nhiều dịp hơn tuỳ vào hệ thống học theo mùa như thế nào. Những dịp nghỉ đó, có thể bạn vẫn được ăn ở trong trường, nhưng đôi khi trường đóng cửa, hay nhà ăn không hoạt động và đó là những chi phí phát sinh cần biết. Nghỉ Thanksgiving cũng được vài ngày, nếu bạn chỉ ru rú một mình trong kí túc xá thì khá buồn, còn nếu đi chơi thì phải để dành tiền trang trải.

Scholarship- Học bổng

Học bổng có nhiều dạng, vài dạng chính là khi nộp đơn vào trường, sẽ có Need-based (dựa vào khả năng tài chính) hoặc Merit-based (dựa vào thành tích học tập). Hãy tìm hiểu thông tin từ trường mà mình muốn vào, để biết có cần phải nộp đơn riêng cho các học bổng này không, hay là trường tự xét duyệt dựa vào hồ sơ. Các bạn Mỹ cũng có apply một số học bổng ngoài từ các tổ chức không liên quan đến trường, điều này thì mình cũng nghe nói chứ không biết rõ, cũng đáng để tìm hiểu.

scholarship.jpgSau khi vào trường rồi, bạn vẫn có cơ hội apply cho những học bổng nhỏ khác nếu đi hỏi trung tâm học bổng financial aid của trường. Bạn có thể apply mỗi năm khi còn đang học. Những học bổng này đa dạng hơn, và nó cũng khá cụ thể ví dụ như dành cho sinh viên xuất sắc ngành này, hay sinh viên là người châu Á, v.v vì đây bao gồm học bổng được quyên góp từ một số cá nhân có ước muốn hỗ trợ sinh viên có đặc điểm mà họ muốn.

Co-op và internship

Trường dược của mình ở Northeastern là một pharmacy school hiếm hoi có chương trình co-op quy định trong quá trình học. Đây là một yếu tố hấp dẫn mình có cân nhắc khi nộp đơn vào trường, cũng như nhiều bạn khác. Thật ra co-op trong ngành dược ở Northeastern là chương trình IPPE mà các trường khác cũng có, nhưng tụi mình thường bảo đảm sẽ được trả lương cho IPPE trong khi các trường khác thì không. (Bạn có thể tìm hiểu về IPPE ở bài Dược sinh thực tập (Phần 1): IPPE và APPE là gì?) Trường hỗ trợ sinh viên tìm co-op khá dễ dàng vì đã có các mối quan hệ sẵn với các bệnh viện và nhà thuốc xung quanh Boston. Ngoài ra còn một lớp học chuẩn bị phỏng vấn, viết resume, học interview. Mình đã đi làm 3 co-op, mỗi lần 4 tháng, được trả lương theo giờ đàng hoàng. Cho những ngành khác, các bạn đi làm dài hơn, khoảng 6 tháng. Đối với những ngành cần áp dụng như kĩ sư, kế toán thì chương trình co-op rất hữu ích trong việc tích góp kinh nghiệm trong khi vẫn kiếm được thu nhập.

Đi làm co-op lương thường tính theo giờ, tuỳ ngành mà lương có thể từ 10-12 đô một giờ (sinh viên dược) cho đến gần 25-30 đô (kĩ sư, kĩ sư phần mềm, công nghệ thông tin).

Một số cách để giảm chi phí 

Dọn ra khỏi trường sau năm đầu (freshman): Thường năm đầu tiên trường yêu cầu sinh viên ở trong campus để làm quen với nhau và có cơ hội được sinh sống học tập trong môi trường mới. Những năm sau, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách dọn ra ngoài (off-campus), và xa trường một tí có thể rẻ hơn mặc dù phải chịu khó đi lại. Ở chung nhà với nhiều người (phải an toàn) cũng là một lợi thế vì có thể chia sẻ đồ dùng dụng cụ không phải tự mua hết. Tiền internet, điện nước cũng được chia nên rẻ hơn một tí.

textbooks.jpeg

Mua sách version cũ, mướn sách, mua lại dụng cụ: Nếu bạn chịu khó hỏi giảng viên, có thể họ sẽ gợi ý bạn có thể mua sách version cũ hơn để rẻ hơn, vì version mới không có nhiều thay đổi đáng kể. Nếu bạn là người đọc sách không cần highlight viết lách trong trang, mướn sách dùng trong học kì rồi trả lại cũng là một phương án tiết kiệm. Khi mua sách cũ, hãy chịu khó tìm hiểu giá cả trong nhà sách của trường và trên mạng để so sánh. Nếu biết network, bạn còn có thể mua lại dụng cụ của các anh chị lớp trên, vừa rẻ vừa mới.

Đi làm thêm để trang trải tiền sinh hoạt phí cũng là một cách nhiều bạn sinh viên quốc tế hay làm. Trong bài tiếp theo, mình sẽ kể về những công việc làm thêm đã giúp mình trang trải tài chính ngoài đi làm co-op.


Nếu các bạn có câu hỏi thì comment dưới hoặc Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh

Photo credit: Scholarship


 

Advertisement

3 thoughts on “Hành trình du học (Phần 8): Những yếu tố tài chính cần cân nhắc

  1. -Bạn có thể viết rõ hơn về các chính sách học bổng hoặc hỗ trợ tài chính cho sinh viên ngành dược có gì khác so với sv các ngành khác được không ? (mình nghe nói sv ngành dược thì hầu như không được xét cho các hỗ trợ tài chính). Tks

    Like

    1. Chào bạn. Chính sách học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế rất cụ thể cho từng trường, mỗi trường mỗi khác, và mình không có thông tin này. Mình cũng chưa thấy là có thống kê để so sánh giữa ngành dược và các ngành khác.

      Mình có quan sát riêng thấy là trường dược nếu học graduate school (có bằng cử nhân rồi mới đi học pharmacy school), thì học bổng có vẻ ít. Còn chương trình 2+4 hay 0-6, thì phần undergrad đôi khi có học bổng. Nhưng đó cũng chỉ là quan sát riêng của bản thân. Còn bạn muốn tìm hiểu trường dược nào cụ thể thì nên vào website cho chính xác hoặc email hỏi trường cho chắc ăn, nếu có ý muốn nộp đơn.

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s