Hành trình du học (Phần 16): 13 năm ở Mỹ, 10 công việc, và những đúc kết

10341992_10152635411145101_8712843272871807269_n.jpgSau 9 năm đi học và 4 năm đi làm ở Mỹ, mình đã chia sẻ rất nhiều với các bạn qua từng bài blog, Facebook post, và trả lời message của phụ huynh và học sinh. Hi vọng kinh nghiệm của mình sẽ giúp các bạn trẻ khác lựa chọn cho bản thân, mạnh mẽ hơn trên con đường xa nhà, và gặt hái thành công.

13 năm là một chặng đường khá dài, gần nửa cuộc đời mình, với nhiều buổn vui vấp ngã. Nếu không đi thì mình sẽ không trường thành như bây giờ, qua từng công việc làm, từng kinh nghiệm học được. Mình thường khuyên sinh viên Việt Nam cần năng động hơn, lăn xả hơn vì hiện nay mặt bằng chung của chúng ta thấp hơn rất nhiều so với lao động trẻ trên thế giới.

Mình sẽ chia sẻ 10 công việc từng làm để kiếm tiền và trau dồi kĩ năng, và nó đã dạy cho mình những gì. Nếu bạn đứng ngoài nhìn vào hỏi tại sao mình có được những thành công hôm nay, thì ngoài may mắn, bạn nên biết con đường mình đã đi khá dài và đòi hỏi rất nhiều cố gắng. 

1. Pharmacy intern bào chế thuốc ở bệnh viện: Một công việc đòi hỏi sự chính xác cực kì khi tính toán và bào chế, sự kĩ lượng tột độ khi phải che chắn từ đầu tóc đến móng tay, bàn chân để làm việc trong phòng vô trùng vì thuốc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau khi làm hỏng quăng đi vài lần mới nhận ra 0.5 mL thuốc có thể có giá đến 500 USD (!)

2. Resident assistant- quản lý kí túc xá: Công việc khiến một đứa cực kì introvert và hơi nhút nhát như mình phải cứng rắn hơn, ra vẻ anh chị để quản lý mấy chục em sinh viên lóc nhóc. Nó rèn luyên khả năng lãnh đạo (leadership), xử lý vấn đề (problem-solving), và đặc biệt là quản lý thời gian (time management) và sắp xếp công việc ưu tiên (prioritization) khi phải đi trực đêm khuya, ngồi quẹt thẻ canh cửa, sáng dây đi học, cuối tuần đi làm, học bài, tham gia câu lạc bộ, v.v.

Một lần ở thư viện về đến phòng 2 giờ sáng, có mảnh giấy nhét dưới cửa “Chị ơi, có hai bạn đang làm chuyện ấy trong phòng tắm, chị đi dẹp giùm để tụi em vào tắm” (?!) Cũng may lúc đó không có nhà, chứ không chắc tắt đèn trốn 😛 

66793_10151501680200101_389812615_n-1.jpg3. Pharmacy intern ở nhà thuốc: Đây là một trong những việc làm rất nhiều stress, luôn luôn phải xoay sở nhiều task một lúc– nghe điện thoại, tiếp bệnh nhân, đánh máy đơn thuốc, bốc thuốc, giao thuốc, nghe bệnh nhân chửi, v.v. Mình học được cách kềm chế bản thân, customer service cực kì tốt có trách nhiệm với khách hàng, những kĩ năng mà nhiều người trong ngành dịch vụ ở Việt Nam không có.

Tuy công việc làm dâu thiên hạ không ai trân trọng, nhưng có những khoảnh khắc chỉ nghe một lời cảm ơn là thấy mát dạ. Hoặc có chuyện vui như bà bệnh nhân đứng tuổi mua thuốc bôi ngoài da hỏi “Thuốc này liếm có được không?” <đứng hình> Lần khác đánh máy toa thuốc đặt âm hộ, cô dược sĩ quản lý bảo “Em phải ghi rõ là đặt ở đâu, chứ đừng ghi đặt không người ta nhét lỗ khác!”

4. Marketing intern ở công ty dược chi nhánh Việt Nam: Lần đầu tiên được làm trong môi trường văn phòng với người lớn 😛 được mặc đồ đẹp đi làm, có góc bàn riêng. Không những học cách một công ty dược vận hành, mình cũng nhận ra tầm quan trọng của khả năng tiếng Anh và am hiểu văn hoá tiếng Việt. Và quan trọng nhất, mình được quản lý một dự án lớn quan trọng và thể hiện khả năng của mình, cũng như rèn luyện những kĩ năng mới- thương lượng (negotiation), quản lý những người chức vụ cao lớn tuổi hơn  (managing across) mình để hoàn thành công việc. 

5. Dạy luyện thi SAT: Trong 4 tháng thực tập ở Việt Nam, mình có dạy SAT đọc viết cho 10 em học sinh cấp 3. Lúc đầu thấy lương theo giờ cao ham ghê, sau mới nhận ra 1 tuần lên lớp 4-5 tiếng chứ công tác chuẩn bị, làm bài trước và tìm cách giải thích kết quả cho học sinh thôi cũng hết 3-4 tiếng. Thật ra làm một người dạy học hiệu quả không dễ. Mình cũng từng học thử lớp SAT của vài cô thầy “nổi tiếng” ở VN lúc đó. Nhưng thật ra nhiều người chỉ may mắn có học trò giỏi đạt điểm cao, chứ lúc dạy toàn ngồi đọc kết quả mà không giải thích được gì.

Ngoài việc tìm ra style riêng của mình với các em, mình cũng nhận ra gõ đầu trẻ và đào tạo các em là một đam mê mình muốn theo đuổi.

374943_10150454784225101_1396976680_n

6. Làm việc văn phòng trong văn phòng sinh viên quốc tế. Đây có lẽ là công việc chán nhất mà mình từng làm. Nhưng trong trường hợp nào, chúng ta cũng có cái để học. Và điều mình học được là bạn phải tìm niềm vui trong từng công việc, từng người mà chúng ta làm chung. Làm văn phòng trả lời điện thoại, soạn giấy tờ, photocopy, trả lời sinh viên, v.v. tuy chán nhưng giúp mình quen được nhiều người, cảm thấy vui khi giúp được các bạn sinh viên.

7. Tutor- dạy kèm cho SV sau giờ học: dạy học không dễ. Công việc bắt buộc mình phải thật sự hiểu kiến thức thì mới truyền đạt cho người khác được. Người Mỹ có câu See one, do one, teach one. Khi đã dạy được cho người khác tức là chúng ta đã đạt đến mức thành thạo

8. Fellowship trong bộ phận Research & Development Strategy ở công ty dược: Có những lựa chọn có thể không phải mình muốn mà vì dòng đời đưa đẩy (SV quốc tế, visa, lựa chọn hạn hẹp), nhưng dẫn đến kết quả đẹp vì mình cố gắng, và một người sếp thành tâm ủng hộ mình là yếu tố vô cùng quan trọng để thành công. Trong bất cứ trường hợp nào cũng có điều để học hỏi, và mình đã học được rất nhiều về chiến lược đầu tư vào một thuốc mới tốn kém và mạo hiểm như thế nào, nhưng nếu thành công sẽ mang đến nhiều lợi ích không chỉ cho công ty mà còn cả bệnh nhân.

9. Đi làm chính thức Medical Affairs- thuốc HIV trong công ty dược lớn ở Mỹ. 

11209704_10153539994165101_2595973633087722274_n.jpg

Đây là việc làm chính thức đầu tiên, khi mà mình có cảm giác yên tâm rằng nó sẽ lâu dài chứ không còn ngắn hạn như fellowship. Và lần đầu tiên trong đời mới làm được một số tiền lớn như vậy, cảm thấy bao công sức của bản thân và gia đình trong 10 năm qua cuối cùng cũng có ngày gặt hái.

Tuy nhiên, 6 tháng sau khi đi làm mình bị mất việc. Công ty thay đổi kết cấu, giảm người và mình là nhân viên mới nhất nên bị cắt. Thế mới nói, không có gì là chắc chắn hết, lúc có cơ hội thì hãy cố gắng hết mình để chứng tỏ bản thân và trau dồi, đến lúc bất ngờ thế này thì còn có người muốn nhận mình qua làm.

10. Medical Affairs- thuốc thấp khớp: Nhờ các mối quan hệ, khả năng của bản thân, và một tí may mắn, mình tìm được việc làm khác ngay thay vì phải trở về VN khi mất việc. Từ đó đến nay đã hơn 2 năm, mình rất thích công việc của một dược sĩ industry, trong một công ty chú trọng nghiên cứu và phát triển các thuốc đặc trị, môi trường tốt luôn đứng trong nhóm những công ty ở Mỹ đáng để đi làm.

Nếu được làm lại từ đầu, mình vẫn sẽ chọn con đường nhiều thử thách nhưng rất xứng đáng này.

architecture-bay-blonde-196667.jpg


Nếu có gì cần trao đổi cụ thể, xin tự nhiên comment phía dưới hoặc post trên Facebook Page của trang. Nếu có đăng lại bài, xin vui lòng dẫn nguồn tên mình và địa chỉ của trang. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!

-Ngọc Bích, PharmD, RPh 

 

7 thoughts on “Hành trình du học (Phần 16): 13 năm ở Mỹ, 10 công việc, và những đúc kết

  1. Những bài viết của chị rất hay và ý nghĩa, em được mở rộng tầm m
    Nhìn về ngành dược. Em cũng là ds học tại VN, biết chị qua những bài viết bổ ích, em được học hỏi nhiều điều. Cảm ơn chị và chúc chị nhiều sức khỏe, thành công trong công việc và cuộc sống chị nhé.

    Like

  2. Em cảm ơn chị vì những bài chia sẻ ạ. Khi đọc bài, em cảm thấy rất có động lực để cố gắng. Em đi làm 2 năm rồi, nhưng vẫn còn có rất nhiều thứ cần cố gắng. Chị là tấm gương em ngưỡng mộ về sự lạc quan, sự chăm chỉ và cố gắng. Em cảm ơn chị nhiều ạ!

    Like

    1. Cảm ơn em đã dành thời gian theo dõi blog! Chúc em thật nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống, và luôn có động lực để thành công 🙂

      Like

  3. Tình cờ tìm được page này, em thấy mình may mắn lắm luôn khi đọc được những kiến thức bổ ích về du học mà em chưa từng được biết tới trước đây. Những bài viết của chị như giúp em tự tin bước gần hơn với giấc mơ du học của mình.

    Like

Leave a comment